Quốc tế

Nga tạo thế bao vây Kharkov, Ukraine đối phó bằng mưu kế phòng ngự đa lớp

Sau một năm rưỡi, Nga đã lật ngược tình thế tại khu vực Kharkov, hình thành thế bao vây thủ phủ tỉnh này. Trước đà xốc tới rất mạnh của quân đội Nga, phía Ukraine buộc phải sơ tán khẩn dân chúng và triển khai mưu kế phòng ngự đa lớp để đối phó.

Tên lửa PAC-3 MSE không còn là vũ khí riêng của tổ hợp Patriot / Ukraine biến xuồng không người lái thành bệ phóng rocket đánh vào mục tiêu Nga

Khi lực lượng Nga tái chiếm các vùng đất mà họ từng kiểm soát được vào năm 2022, quân đội Ukraine chuyển sang lựa chọn chiến thuật vừa tác chiến vừa rút lui từ từ về các vị trí được củng cố chắc chắn.
Gió xoay chiều ở vùng Đông Bắc

Cách đây một năm rưỡi, quân Ukraine giành được lợi thế, đẩy được quân Nga ra khỏi vùng Đông Bắc. Khi ấy chỉ huy trưởng của cảnh sát Ukraine tại thị trấn nhỏ Volchansk ở đây tự hào treo quốc kỳ Ukraine lên tòa nhà hành chính trung tâm. Tuy nhiên, giờ đây, chính viên cảnh sát trưởng đó, tên là Oleksiy Kharkivskyi, đang vội vã lao vào đống đổ nát của Volchansk để sơ tán những cư dân địa phương còn lại trước khi quân Nga ồ ạt xộc tới.

Kharkivskyi cho biết, mọi thứ bị san thành bình địa và phía Ukraine phải xúc tiến một trong những cuộc di tản người lớn nhất kể từ đầu xung đột Nga - Ukraine.

Hỏa lực pháo binh Ukraine ở khu vực thị trấn Volchansk. Ảnh: Nytimes.

Hỏa lực pháo binh Ukraine ở khu vực thị trấn Volchansk. Ảnh: Nytimes.

Người dân Ukraine phải vội vã di tản về phía Nam bằng ô tô con chật ních người, hành lý và túi vận chuyển thú cưng.

Quan chức địa phương của Ukraine cho hay, chiến dịch tiến công mới của Nga cho tới nay đã khiến khoảng 8.000 người Ukraine phải thay đổi chỗ ở. Phía Ukraine đang phải khẩn trương sơ tán nốt những người bị tụt lại phía sau ra khỏi các thị trấn và làng mạc nằm trên đường tiến của quân Nga.

Những người này bao gồm các cư dân phải chạy nhanh khỏi những ngôi làng nằm ngay phía trước các phòng tuyến, do khu vực này thường xảy ra các vụ oanh tạc và phục kích.

Quân Nga đã đánh xuyên biên giới 2 nước trong tháng 5/2024 và xốc tới Kharkov - thành phố lớn thứ 2 của Ukraine, nơi có dân số khoảng 1 triệu người.

Giới phân tích quân sự cho rằng Nga không đủ quân để đánh chiếm thành phố Kharkov nhưng có thể tiến vào tầm bắn pháo binh, khiến dân thường Ukraine phải sơ tán khẩn để bảo đảm an toàn.

 

Lý do Ukraine lựa chọn vừa đánh vừa lui quân

Xét về mặt quân sự, động thái của quân Nga tiến về Kharkov có 2 tác dụng: Một là, làm căng mỏng hơn nữa lực lượng Ukraine vốn đã bị căng mỏng và thiếu thốn trang thiết bị, buộc họ phải điều binh từ vùng Donbass (ở miền Đông) lên phía Bắc, trong khi vùng Donbass lại được xem là mục tiêu chính của Nga. Hai là, gây tác động tâm lý tiêu cực cho phía Ukraine, khiến cư dân Ukraine phải sơ tán ồ ạt khỏi vùng biên để tiến sâu vào bên trong lãnh thổ Ukraine.

Sau hơn một tuần kịch chiến, quân đội Ukraine vẫn phải lùi về tuyến sau, tới những vị trí có hệ thống công sự mạnh hơn, nằm cách biên giới Nga - Ukraine khoảng 8km, mà phía Ukraine vẫn nắm giữ được trong vài ngày qua. Đi sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine là các tuyến phòng ngự chắc chắn hơn nữa, với hệ thống hào, boong-ke và chướng ngại vật chống xe tăng.

Hệ thống chướng ngại vật “răng rồng” của Ukraine để cản bước xe tăng Nga, gần thị trấn Volchansk. Ảnh: Nytimes.

Hệ thống chướng ngại vật “răng rồng” của Ukraine để cản bước xe tăng Nga, gần thị trấn Volchansk. Ảnh: Nytimes.

Chiến thuật phòng ngự trong rút lui từng bước như thế này cho phép bên yếu hơn gây tổn thất không nhỏ cho bên tấn công. Bên tiến công hiện buộc phải vượt qua hết lớp phòng ngự này đến lớp phòng ngự khác - trong quá trình đó, họ sẽ hứng chịu những đòn đánh của pháo binh đối phương.

 

Sau khi Nga chiếm được thị trấn Avdiivka vào tháng 2/2024, quân đội Ukraine buộc phải lựa chọn chiến thuật này do thiếu quân nghiêm trọng cũng như khan hiếm vũ khí khí tài.

Tuy nhiên, khi lựa chọn lối đánh này, Ukraine phải chấp nhận cái giá không nhỏ - đó là để mất dần từng dải lãnh thổ.

Đại úy Petro Levkovskiy - tham mưu trưởng của tiểu đoàn tác chiến thuộc Lữ đoàn 13 của Ukraine, nhận định: “Chiến thuật của phía Nga đã thay đổi căn bản so với năm 2022. Hồi đó, họ diễu hành theo đoàn lớn tới Kharkov”.

Nhưng trong đợt tiến công năm nay (2024), cụ thể trong tháng 5 này, quân Nga mở màn bằng những đòn pháo kích hạng nặng xuyên biên giới. Đại úy Levkovskiy nói: “Họ bắn pháo từ cự ly xa, hủy diệt các mục tiêu, sau đó một lượng lớn các nhóm nhỏ binh lính mới xông lên tấn công, từ nhiều hướng khác nhau”.

Cho đến nay, quân chính phủ Ukraine vẫn kiên trì theo đuổi chiến thuật rút lui về các phòng tuyến phía sau. Nga đã tiến hơn 129km2 và chiếm khoảng 12 ngôi làng.

 

Trước đó vào ngày 17/5, Tổng thống Ukraine Zelensky nói rằng cuộc tiến công của Nga đã chạm tới nhưng chưa vượt qua được phòng tuyến đầu tiên, nằm bên ngoài các ngôi làng nói trên.

Ông Zelensky phát biểu: “Tuyến thứ nhất không phải là biên giới. Không thể xây dựng phòng tuyến, đào hào, rải mìn ở đó do hỏa lực pháo của đối phương”.

Johan Norberg - nhà phân tích quân sự cấp cao tại Viện Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển, bình luận thông qua điện thoại: “Chiến tranh mang tính tương tác. Những gì mà Ukraine làm hoặc không làm thì cũng quan trọng như những gì mà phía Nga làm”. Theo ông Norberg, việc chiếm thành phố Kharkov sẽ đòi hỏi Nga phải tung vào trận “không chỉ vài ngàn mà hàng trăm ngàn” quân.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm