NATO đối mặt với khủng hoảng mua sắm vũ khí
Clip: Tàu chiến Nga phóng tên lửa vào nơi tập trung quân Ukraine / Máy bay ném bom Tu-160M hiện đại hóa của Nga bắt đầu thử nghiệm
Ảnh minh hoạ.
"Tuần này Vilnius tràn ngập những âm điệu với ý định tốt lành, đến từ mọi thành viên tại hội nghị thượng đỉnh NATO, mặc dù đang diễn ra bất đồng về khả năng kết nạp Ukraine làm thành viên của liên minh.
Còn sự phán xét khắc nghiệt hơn về những gì đang xảy ra là khoảng cách lớn giữa lời nói và hành động, càng nhấn mạnh bởi tình trạng mua bán vũ khí trôi nổi ở cả hai bờ Đại Tây Dương" - quan sát viên nhận xét.
Như tác giả viết trong bài báo, Mỹ đang ở trạng thái tốt hơn so với châu Âu, "nhưng ngay cả quốc gia hùng mạnh nhất của NATO cũng gặp khó khăn nghiêm trọng khi cố gắng duy trì hỗ trợ dành cho Ukraine”.
"Hãy tạm quên về bom chùm... Hãy chú ý tiếp nhận thực tế đáng kinh ngạc là Mỹ bây giờ phải vay mượn hoặc mua đạn pháo thông thường từ Hàn Quốc để cung ứng cho Ukraine" - chuyên gia Hastings nhắc nhở, đồng thời nhận mạnh rằng "các giá treo trong kho vũ khí của Mỹ đã trống rỗng".
>> Xem thêm: Vì sao Ukraine rút xe tăng Leopard 2 khỏi tiền tuyến?
Đồng thời, bài báo lưu ý rằng tình hình ở châu Âu "thảm hơn nhiều". Theo quan điểm của tác giả, ở Đức cũng như ở các nước châu Âu khác, ngoại trừ Ba Lan, các nước Baltic và Bắc Âu, không có ý chí chính trị nào để thực hiện biện pháp hiệu quả nhằm củng cố lực lượng vũ trang của họ hoặc hỗ trợ cung cấp đạn dược cho Kiev.
>> Xem thêm: Tướng Mỹ chỉ ra cách Zelensky ‘vô tình’ giúp Putin
Như quan sát viên Hastings chỉ ra, ngay cả ở Anh, "Vương quốc đã giúp đỡ Ukraine nhiều hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác", vẫn bộc lộ sự miễn cưỡng trong nội bộ về yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng.
>> Xem thêm: Nước cờ từ Nga làm đảo lộn mọi kế hoạch của NATO
"Mặc dù rất nhiều điều đúng đắn được nói lên ở Vilnius trong tuần này, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải thừa nhận mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng mua sắm mà NATO đang vấp phải" - nhà bình luận lưu ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo