Quốc tế

Nếu tham chiến tại Ukraine, tiêm kích F-16 phải đương đầu với đối thủ nào?

Trung tướng Douglas Sims II, chỉ huy tác chiến liên quân của Lầu Năm Góc nói rằng, các điều kiện trên chiến trường ở Ukraine không "lý tưởng" để sử dụng máy bay chiến đấu F-16.

'Trận đấu nảy lửa' giữa máy bay Tu-214 với Tu-204MS tại Nga / Hội đồng Liên bang Nga kêu gọi các quốc hội trên thế giới phản đối Mỹ chuyển bom chùm cho Ukraine

Nếu tham chiến tại Ukraine, F-16 phải đương đầu với đối thủ nào? - 1

Tiêm kích F-16 Mỹ và Su-27 Ukraine trong một cuộc tập trận chung (Ảnh: Poltava).

Tướng Mỹ lên tiếng về đề nghị cấp F-16 của Ukraine

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, cho biết, phương Tây sẽ mất nhiều năm cùng hàng tỷ USD nếu muốn giúp Ukraine huấn luyện phi công và xây dựng điều kiện bảo trì cần thiết để không quân nước này đủ sức đối đầu với phi đội máy bay thế hệ thứ tư và thứ năm của Nga.

Tướng Milley nói trong một cuộc họp báo: "10 chiếc F-16 trị giá 2 tỷ USD. Nhưng, Moscow có hàng trăm chiếc máy bay thế hệ thứ tư và thứ năm. Nếu Ukraine cố gắng bắt kịp người Nga, cần phải có số lượng lớn máy bay, với tỷ lệ một chọi một hoặc thậm chí hai chọi một".

Ông Milley bình luận thêm: "Sẽ mất nhiều năm để đào tạo phi công, thợ kỹ thuật để bảo trì và vận hành, nhiều năm để tìm kiếm nguồn lực tài chính nhằm thực hiện điều đó. Bạn đang nói tới việc phải chi thêm nhiều tỷ USD nữa so với những khoản đã giải ngân".

Thay vì cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích đắt tiền, tướng Milley đề nghị viện trợ của Mỹ và phương Tây nên tập trung vào phòng không, khắc phục và giải quyết những hạn chế về vũ khí tấn công liên hợp, như pháo binh, cả tầm xa và tầm gần.

 

Hồi cuối tuần qua, Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết, Mỹ sẽ cho phép các đối tác châu Âu bắt đầu huấn luyện các phi công Ukraine lái tiêm kích F-16 "chim ưng chiến" và cung cấp các điều kiện cần thiết cho mục đích đó, mặc dù thời điểm những máy bay chiến đấu này có mặt ở Ukraine vẫn còn chưa rõ ràng.

Nếu tham chiến tại Ukraine, F-16 phải đương đầu với đối thủ nào? - 2

Nếu tham chiến ở Ukraine tiêm kích F-16 (trái) sẽ phải đương đầu với những đối thủ đáng gờm, trong đó có Su-30SM (Ảnh: European Defense).

F-16 phải đương đầu với đối thủ nào nếu xuất hiện tại Ukraine?

Phải khẳng định F-16 là tiêm kích thế hệ 4 đa năng, có nhiều tính năng vượt trội, mang phóng được hầu hết các loại vũ khí hiện đại của phương Tây, có thể giúp Ukraine tạo ra mối đe dọa đáng kể với Nga.

Chính vì thế, Moscow đã cảnh báo đanh thép rằng, "Chim ưng chiến" sẽ bị vô hiệu hóa ngay khi Kiev sở hữu chúng. Thậm chí, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn đe dọa sẽ tấn công vào các căn cứ sân bay nơi có F-16 xuất kích, kể cả những sân bay ở nước ngoài.

 

Trên thực tế, có những ý kiến khác nhau về việc Ukraine có trong tay F-16, phần nhiều ủng hộ, nhưng cũng không ít người có cùng suy nghĩ với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

Đầu tháng 7, trung tướng Douglas Sims II, chỉ huy tác chiến liên quân của Lầu Năm Góc, nói rằng, các điều kiện trên chiến trường ở Ukraine không "lý tưởng" để sử dụng máy bay chiến đấu F-16, do Nga đang sở hữu năng lực phòng không vượt trội.

Giả định Ukraine đáp ứng được các điều kiện về con người - phi công và thợ kỹ thuật đã qua đào tạo, cơ sở vật chất như sân bay, thiết bị bảo đảm nhằm phục vụ "chim ưng chiến" hoạt động, thì F-16 khi tham chiến sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa từ Nga như sau:

Thứ nhất, lưới lửa phòng không Nga rất mạnh, bố trí dày đặc nhiều tầng, nhiều lớp, từ tầm thấp tới tầm cao, từ cự ly gần tới xa hoặc siêu xa, F-16 sẽ luôn bị theo dõi và tập trung săn diệt.

Thứ hai, trong không chiến, F-16 khó có thể địch lại được các máy bay tiêm kích Su-30SM, Su-35S cũng như Su-57 tàng hình thế hệ 5 của Nga.

 

Một khi phòng không - không quân Nga cùng phối hợp, cơ hội để "chim ưng chiến" tồn tại và hoạt động hiệu quả là rất khó khăn.

Thứ ba, chắc chắn Nga sẽ ưu tiên tập kích vào các căn cứ phục vụ cho F-16 xuất kích, ngăn chặn và vô hiệu hóa ngay từ đầu với mối đe dọa nguy hiểm này.

Tóm lại, chỉ khi sở hữu đồng thời nhiều máy bay F-16, Ukraine mới có cơ hội giành lại quyền kiểm soát bầu trời, còn nếu được cung cấp số lượng ít, tham chiến nhỏ giọt thì sẽ bị tiêu hao nhanh chóng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm