Quốc tế

Nga, Azerbaijan dốc sức giúp châu Âu thoát khủng hoảng năng lượng

Ngày 6/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này sẽ tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu, trong đó có thông qua cả đường ống dẫn khí đốt Ukraine, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu cũng như ổn định thị trường trong bối cảnh giá cả mặt hàng này ngày càng gia tăng.

Nga bình thản trước B-21 Raider khi đã có Tu-160M2 và Tu-95MSM quá mạnh / Cỗ máy chiến đấu Nga gieo nỗi sợ hãi với NATO

Nga, Azerbaijan sẵn sàng tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu. (Nguồn: Bloomberg)

Nga, Azerbaijan sẵn sàng tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu. (Nguồn: Bloomberg)

Theo ông Putin, doanh số khí đốt Nga bán cho châu Âu có thể đạt kỷ lục mới trong năm nay nên khối lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraine có thể vượt mức thỏa thuận mà tập đoàn khí đốt Gazprom đã ký kết với Kiev.

Hồi tháng trước, tập đoàn Gazprom thông báo dự án đường ống dẫn khí trị giá 12 tỷ USD này đã hoàn tất và Điện Kremlin cho rằng việc khởi động tuyến đường ống sẽ giúp châu Ấu ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Cũng trong ngày 6/10, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cho hay, nước này sẵn sàng tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Trong cuộc tiếp tân Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Baku, Tổng thống Aliyev nhấn mạnh, Azerbaijan bắt đầu cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu từ năm 2020 và nước này cũng có thể cung cấp cho các quốc gia khác ở châu lục này.

Hiện mỗi năm, Azerbaijan cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt tự nhiên cho Italy, Hy Lạp và Bulgaria, thông qua Hành lang khí đốt phía Nam (SGC).

 

Giá khí đốt ở châu Âu và Vương quốc Anh trong ngày 6/10 đã tăng hơn 25% do nhu cầu tăng vọt trước mùa Đông.

Tại sàn giao dịch TTF (Hà Lan), giá khí đốt ở châu Âu đã tăng lên mức 145,19 Euro (hơn 167 USD)/MWh, trong khi giá khí đốt tại Anh cũng vượt ngưỡng 3 Bảng Anh (hơn 4 USD)/Therm (đơn vị nhiệt để đo việc cung cấp khí đốt).

Trước đó, giá khí đốt tại 2 thị trường này đã tăng lên mức kỷ lục là 162,12 Euro/MWh và hơn 4 bảng Anh/Therm. Giới chuyên gia nhận định, việc giá khí đốt cùng với giá dầu mỏ tăng kỷ lục trong tuần này đã làm dấy lên lo ngại trên toàn cầu về tình trạng lạm phát tăng vọt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm