Nga bình thản trước B-21 Raider khi đã có Tu-160M2 và Tu-95MSM quá mạnh
Australia cần tàu ngầm hạt nhân để giải quyết vấn đề lớn / Máy bay mang 70 tấn tên lửa hành trình Mỹ phóng đạn
Tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ mới đây cho biết họ đang lắp ráp cùng lúc 5 oanh tạc cơ tàng hình thế hệ mới B-21 Raider, tạo lập ưu thế tuyệt đối trước mọi đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên theo báo chí Nga, đối với các hệ thống tên lửa phòng không như S-300 Favorit nâng cấp, S-400 Triumf hay S-500 Prometheus, B-21 Raider không khác biệt quá nhiều so với các mục tiêu phổ biến.
Hiện tại Nga cũng đang phát triển một máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới, đó là chiếc Poslanhik (tên gọi cũ PAK DA) với sơ đồ thiết kế dạng "cánh bay".
Chiếc oanh tạc cơ này sẽ có tốc độ cận âm và khả năng sử dụng hầu hết các loại tên lửa, bom dẫn đường tiên tiến nhất, toàn bộ vũ khí đều được đặt trong thân.
Trọng lượng cất cánh của Poslanhik khoảng 145 tấn, tầm bay không cần tiếp nhiên liệu 15.000 km, tốc độ tối đa 1.000 km/h. Chuyến bay đầu tiên của Poslanhik dự kiến vào năm 2025 - 2026 và bắt đầu sản xuất hàng loạt giai đoạn 2028 - 2029.
Nếu nhìn vào B-21 Raider và Poslanhik thì về nguyên tắc đây là những oanh tạc cơ rất giống nhau, từ hình dáng bên ngoài cho tới vai trò nhiệm vụ mà chúng phải hoàn thành trong môi trường tác chiến hiện đại.
Nhưng phải lưu ý rằng, cả oanh tạc cơ của Mỹ hay và Nga đều không dựa trên bất kỳ công nghệ đột phá nào. Thay đổi lớn chỉ nằm ở thiết bị điện tử tiên tiến hơn, sử dụng vật liệu và lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến rất đặc biệt.
Mặc dù vậy với nhiều chuyên gia, đặc tính tàng hình mang tương đối ít ý nghĩa, những máy bay ném bom này chỉ hoàn toàn vô hình với kẻ thù không có hệ thống phòng không mạnh, còn đối đầu những cường quốc quân sự lại là việc rất khác.
Chương trình Poslanhik liên quan đến việc chế tạo một máy bay cho thành phần không quân của bộ ba hạt nhân Nga, tức là chúng ta đang nói về cuộc đối đầu với kẻ thù công nghệ cao, hiện tại cốt lõi lực lượng này là Tu-95MS và Tu-160.
Tu-95MS bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1981, nó vẫn là máy bay cánh quạt nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa 830 km/h, tầm bay thực tế lên tới 12.000 km.
Lúc này quá trình hiện đại hóa sâu Tu-95MS lên tiêu chuẩn Tu-95MSM đang được tiến hành, giúp chúng có thể tăng thời hạn phục vụ cũng như tăng gấp đôi hiệu quả chiến đấu.
Trong khi đó, máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa Tu-160 gia nhập Không quân Liên Xô từ năm 1987. Đây là chiếc phi cơ độc nhất vô nhị, nó là máy bay siêu thanh và có đôi cánh thay đổi hình dạng lớn nhất trong lịch sử hàng không quân sự.
Ngoài ra “Thiên nga trắng” còn là chiến đấu cơ nặng nhất thế giới, trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất trong số các dòng máy bay ném bom.
Tốc độ tối đa của Tu-160 là 2.230 km/h, tốc độ hành trình 850 km/h, trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn. Phạm vi bay không cần tiếp nhiên liệu trên không đạt 13.950 km.
Hiện nay những khung thân Tu-160 cũ đang được hiện đại hóa sâu lên tiêu chuẩn Tu-160M, cũng như sản xuất mới từ đầu phiên bản Tu-160M2.
Cần nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu đối với máy bay ném bom chiến lược là răn đe hạt nhân. Trong nhiệm vụ chiến đấu, nó phải thực hiện cuộc tấn công hạt nhân mà không đi vào vùng nhận dạng phòng không hoặc phạm vi quản lý của tiêm kích đối phương.
Tầm xa của vũ khí sẽ cho phép làm điều này. Ví dụ, tầm bắn của tên lửa hành trình Kh-102 mang đầu đạn nhiệt hạch lên tới 5.500 km, có nghĩa là không yêu cầu nghiêm ngặt về đặc tính tàng hình của phương tiện chiến đấu.
Poslanhik có thể được huy động cho cuộc chiến chống khủng bố, nhưng để giải quyết nhiệm vụ nói trên có lẽ chỉ cần vài chiếc UAV trinh sát - tấn công khi chúng nhanh hơn nhiều và rẻ hơn hàng trăm lần.
Theo quan điểm trên, một câu hỏi hoàn toàn tự nhiên được đặt ra: Nga có thực sự cần một nền tảng hàng không chiến lược phức tạp và đắt tiền như oanh tạc cơ Poslanhik?
Không có ích gì khi dựa vào kinh nghiệm của Mỹ trong trường hợp này: với ngân sách quốc phòng khổng lồ và nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh, Washington thậm chí có thể sản xuất máy bay với thân mạ vàng.
Ngoài ra, cách tiếp cận của Mỹ cũng không mang tính cách mạng, dự án B-21 Raider đầy hứa hẹn chỉ đơn giản lặp lại sơ đồ cũ của máy bay ném bom B-2A Spirit với một số cải tiến.
Cần nhấn mạnh, máy bay ném bom chiến lược trước hết là bệ phóng cho các loại vũ khí hiện đại, nó phải có khả năng tiếp nhận vũ khí mới, trong khi đó tiềm năng hiện đại hóa của Tu-95MS và Tu-160 là rất lớn.
Theo đại diện của Tupolev, Tu-95MSM sẽ phục vụ ít nhất tới năm 2040. Kết quả của việc hiện đại hóa Tu-160 lên chuẩn Tu-160M sẽ cung cấp thêm 45 - 50 năm sử dụng, trong khi tuổi thọ của Tu-160M2 sản xuất mới ít nhất là 45 - 50 năm.
Trước tình hình trên, có lẽ Nga không cần phải quá sốt ruột khi bị Mỹ bỏ lại trong cuộc đua nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, khi mà họ vẫn có trong tay những phương tiện đầy sức mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này