Nga bàn giao tài sản quân sự đặc biệt quý giá cho Belarus
Clip: V-280 Valor - Máy bay lưỡng thể thế hệ mới của Mỹ / Clip: Những điều ít biết về lực lượng đặc nhiệm Alpha của Nga
Nga đã bàn giao một tài sản quân sự đặc biệt quý giá cho Belarus, ngay sau đó Minsk đã sử dụng nó trong các cuộc tập trận của mình, ấn phẩm Military Watch (Mỹ) cho biết.
Quân đội Belarus đã tiến hành những cuộc tập trận sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Theo các ký giả người Mỹ, Minsk thực hiện tình huống tấn công mô phỏng chống lại kẻ thù giả định thông qua vũ khí vừa nhận được từ Nga.
“Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M là tài sản đặc biệt quý giá đối với lực lượng vũ trang Belarus”
Sau khi tiếp nhận từ Nga, các quân nhân Belarus đã nhanh chóng làm chủ tổ hợp vũ khí tối tân này và đủ khả năng vận hành hoàn toàn độc lập, không cần binh sĩ Nga "kèm cặp".
Tờ Military Watch nhấn mạnh, trong các cuộc diễn tập gần đây, Quân đội Belarus thậm chí còn mô phỏng một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, đó chính là đầu đạn gắn trên tên lửa Iskander-M.
Belarus từng là một cường quốc hạt nhân trong thời gian ngắn vào những năm 1990, khi được kế thừa một phần kho vũ khí của Liên Xô và giữ nguyên vẹn phần lớn cơ sở hạ tầng hạt nhân của Liên Xô bất chấp áp lực buộc phá hủy từ các nước láng giềng.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay, Moskva và Minsk đã đồng ý triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus, dẫn đến việc chuyển giao các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M cho Quân đội Belarus.
“Tên lửa Iskander-M sử dụng quỹ đạo 'bán đạn đạo' với độ cao tối đa là 50 km, tốc độ là gần Mach 9 và có khả năng thực hiện thao tác cơ động linh hoạt trong khi bay".
"Những tính năng kỹ chiến thuật của Iskander-M khiến hiệu suất bay của chúng vượt xa khả năng của các hệ thống phòng không như Patriot”, tác giả bài viết trên tạp chí Military Watch so sáng.
Do Belarus và Nga phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống như Iskander để chống lại lực lượng vũ trang lớn hơn nhiều của NATO, nên họ dự kiến sẽ bắt đầu sử dụng thế hệ tên lửa mới, bao gồm đầu đạn dạng tàu lượn siêu thanh thậm chí còn khó đánh chặn hơn.
Cần phải nói thêm ở đây, đó là phiên bản Iskander-M mà Belarus nhận được cũng là biến thể mà Quân đội Nga sử dụng, không phải sản phẩm dành cho xuất khẩu với tên định danh Iskander-E.
Điều này nghĩa là tên lửa của Belarus có khả năng vươn tới cự ly 500 km thay vì chỉ 280 km như ở phiên bản xuất khẩu, ngoài ra độ sai lệch mục tiêu chỉ là 7 m thay vì 50 m như Iskander-E.
Vấn đề cần quan tâm cuối cùng đó là, trong trường hợp những quả tên lửa Iskander-M nói trên được lắp đầu đạn hạt nhân chiến thuật thì Moskva hay Minsk mới thực sự là bên nắm quyền kiểm soát?
Hiện tại cả Nga cũng như Belarus cùng khẳng định vũ khí hạt nhân chiến thuật nằm dưới sự quản lý của mình. Nhưng theo các chuyên gia quốc tế, khả năng cao hơn là chúng do Moskva kiểm soát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo