Nga biến cầu Crimea thành pháo đài bất khả xâm phạm
Lực lượng vũ trang thân Iran phá hủy xe thiết giáp Mỹ / National Interest nêu tên vũ khí lợi hại nhất của Nga
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) tại Biển Azov vừa nhận thêm tàu Svetljak (Dự án 10410) tối tân để phối hợp và tuần tra gần cầu Crimea ngăn chặn các hành động phá hoại. Dù có kích thước khiêm tốn nhưng chiếc tàu mới được trang khá mạnh bao gồm:
Hệ thống vũ khí cận chiến hải quân tự động AK-630; hải pháo AK-176M; mười sáu tên lửa Igla; hai máy phóng lựu đạn 55m hải quân MRG-1 được điều khiển từ xa hoặc hai khẩu pháo đôi đặc biệt DP-64.
Lực lượng trên đã được trang bị các hệ thống khí tài đa dạng bao gồm các tàu hiện đại, hệ thống dò và định vị âm thanh. Nga cũng đã lên kế hoạch chế tạo một cấu trúc thủy lực đặc biệt giống như trụ cầu nhằm chống các hành vi cố ý đâm và phá hoại công trình này. Không chỉ tăng cường lực lượng tầu tra, một lữ đoàn hải quân thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia nhận nhiệm vụ bảo vệ cầu Kerch (cầu Crimea) khỏi những mối đe dọa. Ngoài ra, lực lượng này còn có nhiệm vụ bảo vệ những khu vực biển và đất liền xung quanh cây cầu.
Theo nhiều nguồn tin của Interfax, Nga có thể đang sử dụng tổ hợp robot "Chim cánh cụt", thiết bị lặn không người lái chuyên có nhiệm vụ tuần tra phát hiện mìn và thợ lặn đối phương ở khu vực Biển Azoz.
Trong khi đó, để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công đường không, cùng với hệ thống S-300F trên hạm, Nga cũng chuẩn bị triển khai những vũ khí tối tân như S-400, Pantsir-S1 tại khu vực gần với cây cầu chiến lược này.
Để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ từ những cuộc tấn công đường không, Moscow được cho là đã trang bị cho bán đảo này hệ thống chống máy bay không người lái nhằm giảm thiểu mối đe dọa bị tấn công bởi thiết bị này.
Những biện pháp phòng vệ Nga đưa ra dành cho cầu Crimea được thực hiện do có những diễn biến khó lường trong khu vực, đặc biệt sau khi Phó Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine, Igor Romanenko tuyên bố rằng, nhìn từ góc độ quan điểm quân sự, cầu Kerch do Nga xây dựng khá sơ hở trước những đòn tấn công của đối thủ.
Ông này nhấn mạnh rằng, từ góc độ nhãn quan quân sự, cầu Criema với độ dài quá khổ của nó là chủ thể khá sơ hở, khó phòng ngự và dễ bị tấn công từ các phương tiện chiến đấu của đối phương như máy bay, tên lửa phóng từ đất liền và tên lửa từ các chiến hạm trên biển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo