Quốc tế

Nga chào hàng tổ hợp tên lửa bờ thay thế 4K51 Rubezh, Việt Nam có quan tâm?

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME vừa được Nga giới thiệu tại Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2019 nhằm thay thế vai trò của hệ thống 4K51 Rubezh đã lạc hậu.

Bất ngờ những khách hàng từng mua tên lửa của Triều Tiên / Nga "nói quá" về khả năng chống hạm của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal?

Hệ thống tên lửa bờ 4K51 Rubezh do Liên Xô nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng từ thập niên 1980. Tổ hợp gồm 1 xe mang phóng tự hành 3P51 (cải tiến dựa trên xe vận tải hạng nặng MAZ-543) sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực cùng cụm ống phóng KT-161 mang 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15M.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.

Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.

Mặc dù hệ thống Rubezh có tuổi đời chưa quá cao nhưng lại sử dụng đạn tên lửa quá cũ, tên lửa P-15 Termit (SS-N-2 Styx) ra đời từ những năm 1950 có tầm bắn 80 km, tốc độ tối đa Mach 0,9 và mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 513 kg.

Nhược điểm chính của tên lửa P-15 là kích thước khá lớn, bay hành trình cao (giai đoạn cuối vẫn trên 100m), tốc độ chậm, khả năng cơ động kém nên rất dễ bị đánh chặn bởi các chiến hạm có hệ thống phòng thủ tiên tiến, ngoài ra nó còn rất dễ bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh của Hải quân Việt Nam.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh của Hải quân Việt Nam.

 

Hiện nay tổ hợp 4K51 Rubezh vẫn còn trong biên chế Hải quân Nga cũng như nhiều quân đội trên thế giới, nhu cầu thay thế chúng đã trở nên cấp thiết. Mặc dù vậy phương án nâng cấp Rubezh bằng Bastion-P hay Bal-E có nhược điểm là hệ thống sau khá cồng kềnh khi yêu cầu phải có sự phối hợp giữa xe mang phóng và xe radar, không có mức độ độc lập cao như Rubezh.

Trước tình hình trên, tại Diễn đàn quân sự quốc tế Army 2019, Nga đã chính thức cho ra mắt một tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển thế hệ mới mang tên Rubezh-ME với mục đích chính là để thay thế cho 4K51 Rubezh.

Nếu không được giới thiệu thì có lẽ rất nhiều người sẽ nhầm lẫn Rubezh-ME là phiên bản hạng nhẹ của Bal-E, khi nó vẫn sử dụng tên lửa hành trình chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130 km, tốc độ Mach 0,8, mang theo đầu đạn trọng lượng 145 kg) nhưng đặt trên khung gầm xe tải việt dã KamAZ chứ không phải MAZ-7930.

Khác biệt mang tính cốt lõi giữa Rubezh-ME với Bal-E đó là xe mang phóng tự hành đã được tích hợp thêm radar dẫn bắn, mang lại khả năng độc lập tác chiến cao, không cần phải phụ thuộc vào tham số do đài radar Monolith-B cung cấp.

Xe mang phóng tự hành tích hợp radar (TELAR) của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME.

Xe mang phóng tự hành tích hợp radar (TELAR) của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME.

 

So sánh với Bal-E, mỗi xe mang phóng của Rubezh-ME như một tổ hợp thu nhỏ, dễ dàng phân tán lực lượng rồi tập trung hỏa lực lại một vị trí mà không sợ bị không quân đối phương tập trung truy kích vào xe radar chỉ huy như trước nữa.

Bên cạnh đó, mặc dù đã thay thế tên lửa và đài radar dẫn bắn nhưng trình tự triển khai trận địa, trinh sát mục tiêu, chuẩn bị phần tử, bắn, dẫn đạn... của Rubezh-ME về cơ bản được nhận xét là vẫn tương tự 4K51 Rubezh, giúp tiết kiệm thời gian huấn luyện chuyển loại cũng như giữ nguyên được tổ chức biên chế của đơn vị.

Với những ưu điểm nêu trên, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh-ME tỏ ra là ứng viên sáng giá để thay thế tổ hợp 4K51 Rubezh đã lạc hậu hơn hẳn Bal-E, dự đoán nó sẽ được nhiều quốc gia quan tâm và đặt hàng trong thời gian sắp tới.

Theo Trí Thức Trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm