Báo Nga: Việt Nam vẫn quan tâm tới tàu tên lửa Molniya
Bên thềm Diễn đàn Kỹ thuật – Quân sự quốc tế Army-2019, đại diện Nhà máy đóng tàu Vympel cho biết, Việt Nam vẫn giành sự quan tâm đặc biệt cho các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya cũng như gói nâng cấp đặc biệt của lớp tàu chiến này.
Serbia nâng cấp thành công tên lửa Malyutka Việt Nam đang dùng / Trung Quốc ào ạt 'bắn thanh lý' tên lửa S-300 phiên bản lạc hậu
Theo Oleg Goncharov – Giám đốc Nhà máy đóng tàu Vympel cho biết, Việt Nam, cũng như Angola và một số quốc gia châu Phi đang kế hoạch mua thêm và mua mới các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya của Nga. Nhất là sau khi lớp tàu chiến này có biến thể nâng cấp mới. Nguồn ảnh: Trần Duy Tình.
“Các quốc gia đặc biệt quan tâm tới tàu tên lửa Molniya của chúng tôi là Angola, Việt Nam và một số quốc gia châu Phi”, ông Goncharov chia sẻ bên thềm Army-2019 và cho biết tiềm năng xuất khẩu của lớp tàu chiến này cũng như các biến thể của nó khá khả quan.
Tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya thuộc Đề án 12418 hiện là một trong những lớp tàu tấn công “xương sống” của Hải quân Nhân dân Việt Nam với biên đội tàu lên đến 12 chiếc. Trong số đó có tới 6 chiếc được đóng tại Việt Nam theo công nghệ chuyển giao từ Nga. Nguồn ảnh: Duy Khánh
Sức mạnh và khả năng tác chiến trên biển của các tàu tên lửa Molniya cũng được thể hiện rõ thông qua các cuộc diễn tập trên biển gần đây do Quân chủng Hải quân tổ chức. Do đó việc chúng ta vẫn quan tâm tới lớp tàu chiến này là điều hoàn toàn dễ hiểu khi trong biên chế hải quân hiện tại có quá nhiều tàu chiến đã hết niên hạn sử dụng và Molniya là sự thay thế hoàn hảo nhất. Nguồn ảnh: Lao Động.
Bên cạnh đó việc Nhà máy đóng tàu Vympel cho ra biến thể mới của Molniya cũng phép chúng ta cải thiện sức mạnh của lớp tàu chiến này, thông qua việc sửa đổi và bổ sung hệ thống vũ khí con tàu có lượng giãn nước hơn 500 tấn này có thể mang theo. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
So với thiết kế cũ, tàu Molniya 12418 thế hệ mới có phần cabin chỉ huy nhiều góc cạnh hơn nhẳm tăng khả năng tán xạ sóng radar đồng thời mang lại dáng vẻ hiện đại hơn nhiều so với bản vẽ cũ. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Cấu hình vũ khí cũng có thay đổi khi các ống phóng tên lửa 3M-24 Uran bố trí 4 cụm container KT-184 với cơ số 16 quả đạn dọc thân đã được đưa về giữa tàu và xoay theo phương ngang. Mặc dù lượng tên lửa chỉ còn 8 quả nhưng cách làm này được cho là lý tưởng hơn đối với loại Kalibr hay Yakhont có chiều dài lớn hơn. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Bên cạnh đó tàu còn được trang bị pháo hạm AK-176MA với thiết kế tháp pháo tàng hình cùng hệ thống điều khiển tự động tiên tiến hơn hẳn loại AK-176M. Hỏa lực phòng không của Molniya 1241.8 mới vẫn chỉ trông chờ vào 2 pháo bắn nhanh AK-630M. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Ngoài ra còn một chi tiết đáng chú ý khác đó là mặc dù radar trinh sát đường không Pozitiv-ME vẫn được giữ lại nhưng đã thiếu vắng sự có mặt của radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm Garpun-Bal, hiện chưa rõ đây là cấu hình cho khách hàng lựa chọn bổ sung sau hay thiết kế mới chỉ có vậy. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.
Từ những điểm trên có thể thấy, Nhà máy đóng tàu Vympel và Tập đoàn Rosoboronexport vẫn giành sự quan tâm đặc biệt cho lớp tàu tên lửa Molniya phục vụ thị trường xuất khẩu, đây là cơ hội tốt để Việt Nam cũng như một số nước đang sử dụng lớp tàu chiến này có những lựa chọn mới để cải thiện năng lực tác chiến của lực lượng hải quân có quy mô vừa hoặc đang trong giai đoạn hiện đại hóa.. Nguồn ảnh: Báo Hải quân.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo