Quốc tế

Nga "nói quá" về khả năng chống hạm của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal?

DNVN - Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal trang bị cho tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31K được giới thiệu không chỉ đơn thuần là vũ khí tấn công mặt đất mà có cả năng lực tiêu diệt tàu chiến mặt nước của đối phương.

Khoảnh khắc “tia chớp” F-35C chuyển sang chế độ bay siêu âm / Giật mình súng chống tăng Đức có thể hủy diệt T-90

Theo thông báo của Nga, tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đã vượt qua các bài thử nghiệm cấp quốc gia và trang bị cho đơn vị tiêm kích đánh chặn MiG-31K đóng tại Quân khu phía Nam.

Ngoài tốc độ cực cao thì Kinzhal còn sở hữu quỹ đạo bay khó lường, khiến cho các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương gần như không thể đánh chặn, do vậy mà "Dao găm" được coi như thứ "vũ khí thay đổi cuộc chơi" của người Nga.

Bên cạnh nhiệm vụ oanh kích mục tiêu mặt đất, đã có nhận định cho rằng Kh-47M2 Kinzhal còn có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt biển cỡ lớn như tàu chiến của đối phương. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Sputnik, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết về những tính năng của hệ thống tên lửa này.

Theo ông Leonkov, tên lửa Kinzhal có thể đạt tốc độ lên đến Mach 10, khả năng cơ động cao với quỹ đạo bay phức tạp. Kinzhal không thể bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hay phòng không, có khả năng triển khai đầu đạn hạt nhân và thông thường ở khoảng cách xa 2.000 km.

Đặc biệt hơn, tên lửa Kinzhal có thể tiêu diệt các tàu sân bay, tàu khu trục và tàu tuần dương của đối phương tiềm năng. Tính năng này của nó liệu có bị nói quá?

Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal treo dưới bụng tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31K. Ảnh: TASS.

Tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal treo dưới bụng tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31K. Ảnh: TASS.

Đầu tiên phải nhìn nhận rằng Kh-47M2 Kinzhal thực chất là phiên bản phóng từ trên không của đạn 9M723 trang bị cho tổ hợp Iskander-M, nó không được lắp đặt radar chủ động bên trong mà chỉ căn cứ vào hệ thống định vị vệ tinh để chống lại mục tiêu tĩnh.

Kinzhal với hệ thống dẫn đường chủ yếu dựa vào vệ tinh sẽ rất khó có thể tấn công chính xác các mục tiêu di động như tàu chiến, kể cả là một chiến hạm có kích thước siêu khủng như hàng không mẫu hạm.

Bên cạnh đó, nó cũng không có khả năng bám biển hay thực hiện các đường bay phức tạp để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương như tên lửa diệt hạm thực thụ mà chỉ đơn giản là thực hiện một cú bổ nhào có hiệu chỉnh mà thôi.

Tính năng chống hạm của Kh-47M2 Kinzhal đang bị nhiều chuyên gia quân sự quốc tế tỏ ý nghi ngờ. Ảnh: TASS.

Tính năng chống hạm của Kh-47M2 Kinzhal đang bị nhiều chuyên gia quân sự quốc tế tỏ ý nghi ngờ. Ảnh: TASS.

 

Ngoài ra khi muốn phóng Kh-47M2 Kinzhal thì MiG-31K sẽ được yêu cầu phải bay thật cao và ở vận tốc tối thiểu Mach 2, để tên lửa đủ vận tốc cũng như độ cao ban đầu giúp nó tiết kiệm nhiên liệu và đạt tầm xa cũng như hiệu suất tối ưu.

Trong trạng thái như vậy, chiếc MiG-31K với kích thước lớn lại hoạt động từ cự ly xa sẽ dễ dàng lọt vào tầm giám sát của hệ thống phòng thủ Aegis, đánh mất ưu thế bí mật của tên lửa hành trình chống hạm.

Cuối cùng, vận tốc Mach 10 của Kinzhal mặc dù đáng gờm nhưng cũng chưa là gì so với SM-3 Block IIA sở hữu tốc độ tối đa Mach 15,25. Với việc bị phát hiện từ xa và không có khả năng bay bám biển lại hướng thẳng vào mục tiêu thì việc Kh-47M2 bị bắn hạ là điều dễ dàng.

Do vậy, khả năng Kh-47M2 Kinzhal được sử dụng như một vũ khí chống tàu chiến mặt nước là viễn cảnh rất xa vời, tính năng này của nó bị cho là "nói quá".

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm