Quốc tế

Nga chế tạo 'bản gọn nhẹ' của tên lửa Kalibr dựa trên S-10 Granat Liên Xô?

Tên lửa Kalibr nhiều khả năng sẽ có phiên bản giản lược tương tự Kh-101 nhằm tối ưu hóa vấn đề sản xuất.

Iran thử nghiệm thành công máy bay không người lái trang bị đầu đạn 50 kg / Nhật Bản muốn trang bị tên lửa Tomahawk cho tất cả tàu khu trục Aegis

Khi Nga công bố sản xuất Kh-50 - bản đơn giản hóa của Kh-101, có ý kiến cho rằng tên lửa Kalibr cũng sẽ đi theo con đường trên với biến thể rút gọn S-10 Granat - đây chính là

Khi Nga công bố sản xuất Kh-50 - bản đơn giản hóa của Kh-101, có ý kiến cho rằng tên lửa Kalibr cũng sẽ đi theo con đường trên với biến thể rút gọn S-10 Granat - đây chính là "người tiền nhiệm", một tên lửa hành trình phóng từ biển của Liên Xô.

Nguyên nhân dẫn tới việc làm trên theo đánh giá là nhằm nâng cao sản lượng, bởi hiện nay các nhà máy Nga chỉ có thể cho

Nguyên nhân dẫn tới việc làm trên theo đánh giá là nhằm nâng cao sản lượng, bởi hiện nay các nhà máy Nga chỉ có thể cho "ra lò" 15 - 20 quả Kalibr mỗi tháng, nếu chế tạo bản giản lược thì số lượng sẽ cao hơn.

Tên lửa hành trình S-10 Granat được Hải quân Liên Xô tiếp nhận vào năm 1984, quá trình phát triển bắt đầu từ năm 1976 và các cuộc thử nghiệm chỉ thực sự kết thúc vào năm 1988.

Tên lửa hành trình S-10 Granat được Hải quân Liên Xô tiếp nhận vào năm 1984, quá trình phát triển bắt đầu từ năm 1976 và các cuộc thử nghiệm chỉ thực sự kết thúc vào năm 1988.

 

Không chỉ có vậy, có vẻ như các nhà thiết kế Liên Xô đã dựa trên sản phẩm này để phát triển một biến thể dẫn xuất RK-55 Relief - chính là tiền thân của tên lửa hành trình tấn công mặt đất Iskander-K ngày nay.

Không chỉ có vậy, có vẻ như các nhà thiết kế Liên Xô đã dựa trên sản phẩm này để phát triển một biến thể dẫn xuất RK-55 Relief - chính là tiền thân của tên lửa hành trình tấn công mặt đất Iskander-K ngày nay.

S-10 Granat được tạo ra chính xác như một phương tiện mang vũ khí hạt nhân. Tính đến năm 1991, tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên Xô đã sản xuất được tới 100 tên lửa.

S-10 Granat được tạo ra chính xác như một phương tiện mang vũ khí hạt nhân. Tính đến năm 1991, tổ hợp công nghiệp quân sự của Liên Xô đã sản xuất được tới 100 tên lửa.

Tuy nhiên sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, như một phần của thỏa thuận chính trị lúc bấy giờ giữa Điện Kremlin và Nhà Trắng, vũ khí trên đã được loại bỏ khỏi thành phần chiến đấu và đưa vào lưu trữ.

Tuy nhiên sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, như một phần của thỏa thuận chính trị lúc bấy giờ giữa Điện Kremlin và Nhà Trắng, vũ khí trên đã được loại bỏ khỏi thành phần chiến đấu và đưa vào lưu trữ.

 

Năm 2016, xuất hiện thông tin cho rằng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã công bố đấu thầu lựa chọn nhà thầu nhằm thanh lý 60 tên lửa S-10 Granat, còn có ký hiệu khác là 3M10.

Năm 2016, xuất hiện thông tin cho rằng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã công bố đấu thầu lựa chọn nhà thầu nhằm thanh lý 60 tên lửa S-10 Granat, còn có ký hiệu khác là 3M10.

Không biết chắc chắn liệu một nhà thầu đã được chọn, hay quá trình xử lý những quả đạn này đã bắt đầu hay chưa. Nhưng vì chưa có thông tin nên rất có thể chúng vẫn còn trong kho và sẽ được tái sử dụng.

Không biết chắc chắn liệu một nhà thầu đã được chọn, hay quá trình xử lý những quả đạn này đã bắt đầu hay chưa. Nhưng vì chưa có thông tin nên rất có thể chúng vẫn còn trong kho và sẽ được tái sử dụng.

 

Thoạt nhìn, S-10 Granat của Liên Xô và 3M14 Kalibr của Nga có những điểm tương đồng về

Thoạt nhìn, S-10 Granat của Liên Xô và 3M14 Kalibr của Nga có những điểm tương đồng về "tư tưởng" và hình ảnh, tuy vậy giữa chúng vẫn có vài điểm khác biệt rất quan trọng.

Đầu tiên là các thông số về trọng lượng và kích thước: cân nặng ban đầu của S-10 Granat là khoảng 1.500 kg, trong khi con số này của Kalibr tùy thuộc vào biến thể có thể đạt tới 2.000 kg.

Đầu tiên là các thông số về trọng lượng và kích thước: cân nặng ban đầu của S-10 Granat là khoảng 1.500 kg, trong khi con số này của Kalibr tùy thuộc vào biến thể có thể đạt tới 2.000 kg.

Và nếu như tất cả các phiên bản Kalibr đều có đường kính 533 mm, do đó không gặp phải bất cứ trở ngại nào nào khi bắn từ ống phóng ngư lôi, thì S-10 Granat với đường kính 510 mm phải yêu cầu ống phóng đặc biệt.

Và nếu như tất cả các phiên bản Kalibr đều có đường kính 533 mm, do đó không gặp phải bất cứ trở ngại nào nào khi bắn từ ống phóng ngư lôi, thì S-10 Granat với đường kính 510 mm phải yêu cầu ống phóng đặc biệt.

 

Một sự khác biệt quan trọng cũng nằm ở trọng lượng của đầu đạn, con số này là hơn 400 kg ở tên lửa Kalibr, trong khi thông số đối với S-10 Granat chỉ được 200 kg và độ chính xác kém xa.

Một sự khác biệt quan trọng cũng nằm ở trọng lượng của đầu đạn, con số này là hơn 400 kg ở tên lửa Kalibr, trong khi thông số đối với S-10 Granat chỉ được 200 kg và độ chính xác kém xa.

Khác biệt quan trọng tiếp theo là loại động cơ: nếu Kalibr có TRDD-50 thì S-10 Granat dùng bộ tăng áp R-95A-300, đây là điều bất đắc dĩ bởi vào thời điểm đó TRDD-50 chưa hoàn thiện (mặc dù ban đầu nó được lên kế hoạch lắp đặt trên S-10 Granat).

Khác biệt quan trọng tiếp theo là loại động cơ: nếu Kalibr có TRDD-50 thì S-10 Granat dùng bộ tăng áp R-95A-300, đây là điều bất đắc dĩ bởi vào thời điểm đó TRDD-50 chưa hoàn thiện (mặc dù ban đầu nó được lên kế hoạch lắp đặt trên S-10 Granat).

Một số nhà phân tích dự đoán, chúng ta có thể cho rằng nếu Nga muốn

Một số nhà phân tích dự đoán, chúng ta có thể cho rằng nếu Nga muốn "đơn giản hóa" tên lửa Kalibr để sản xuất hàng loạt, thì họ sẽ đi theo con đường khôi phục S-10 Granat thời Liên Xô.

 

Về mặt hình thức, Nga sẽ sản xuất chính xác cùng một tên lửa nhưng chất lượng thấp hơn, đồng thời họ phải chấp nhận sự suy giảm về đặc tính hiệu suất, cũng như sử dụng các yếu tố

Về mặt hình thức, Nga sẽ sản xuất chính xác cùng một tên lửa nhưng chất lượng thấp hơn, đồng thời họ phải chấp nhận sự suy giảm về đặc tính hiệu suất, cũng như sử dụng các yếu tố "không đạt tiêu chuẩn", đặc biệt là động cơ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm