Quốc tế

Nga chế tạo hệ thống phòng không 'Vòm sắt' của riêng mình?

Trong những năm gần đây, các vấn đề tạo lập ô phòng thủ bảo vệ khỏi các mối đe dọa trên không ngày càng trở nên quan trọng đối với nhiều quốc gia.

Xe tăng Leopard 1 của Ukraine sẽ mang module phòng không Skyranger 35 cực mạnh / Tàu ngầm hạt nhân mới của Nga khiến phương Tây khiếp sợ

Một trong những ví dụ thành công nhất về hệ thống phòng không là Iron Dome (Vòm sắt) của Israel, vũ khí này đã chứng tỏ là phương tiện bảo vệ hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái.

Trong bối cảnh hiện tại rõ ràng Nga nên phát triển hệ thống phòng không tương tự của riêng mình, có khả năng bảo vệ tin cậy trước các mối đe dọa hiện đại. Nếu tính đến "phong cách" của Nga, một tổ hợp như vậy sẽ vượt trội Vòm sắt cả về hiệu quả và phạm vi hoạt động.

Nga cần một hệ thống phòng không tiên tiến như Iron Dome của Israel.

Nga cần một hệ thống phòng không tiên tiến như Iron Dome của Israel.

Iron Dome được Israel phát triển nhằm đối phó với mối đe dọa liên tục từ các nhóm vũ trang khác nhau. Hệ thống phòng không này được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt tên lửa tầm ngắn, đạn pháo cũng như máy bay không người lái, nó bao gồm trạm radar, trung tâm điều khiển và bệ phóng được trang bị tên lửa đánh chặn.

Một trong những ưu điểm chính của Iron Dome là khả năng phản ứng nhanh trước các mối đe dọa. Radar lập tức phát hiện tên lửa và đạn pháo được bắn đi, sau đó thông tin được truyền đến trung tâm điều khiển, nơi xác định quỹ đạo và vị trí tác động có thể xảy ra.

Nếu đối tượng gây ra mối đe dọa đối với khu vực đông dân cư hoặc các vật thể có tầm quan trọng chiến lược, tên lửa đánh chặn sẽ được phóng để tiêu diệt mục tiêu trên không.

Vòm sắt đã cho thấy hiệu quả cao trong điều kiện chiến đấu, ngăn ngừa được nhiều thương vong và hủy diệt. Kinh nghiệm thành công của Israel cho thấy sự cần thiết phải phát triển một hệ thống tương tự để đảm bảo an toàn và bảo vệ người dân cũng như cơ sở hạ tầng ở các quốc gia khác, trong đó có Nga.

Tất nhiên Nga có hệ thống tên lửa phòng không Pantsir, tuy nhiên tổ hợp vũ khí này có những hạn chế nhất định về tầm bắn cũng như độ chính xác.

 

Các mối đe dọa hiện đại đòi hỏi Nga phải phát triển và triển khai các hệ thống phòng không có khả năng bảo vệ tối đa trước máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng sử dụng UAV trong các cuộc xung đột quân sự. Phương tiện này ngày càng trở nên dễ tiếp cận và hiệu quả hơn, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ quốc gia nào.

Việc Nga tạo ra một hệ thống phòng không tương tự như Iron Dome sẽ mang lại khả năng chống lại hàng loạt mối đe dọa. Tổ hợp vũ khí trên sẽ bao gồm radar tiên tiến để phát hiện và theo dõi máy bay không người lái và tên lửa, cũng như đạn đánh chặn hiệu quả để tiêu diệt chúng.

Điều đáng chú ý là Nga có thể nhận một hệ thống như vậy trong năm sau hoặc thậm chí vài tháng tới - đây là phiên bản hiện đại hóa của Pantsir-SM, mang theo 24 tên lửa, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng vũ khí này không có "điểm chết", tức là nên cải tiến để có thể phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm