Nga chốt thời điểm siêu ngư lôi hạt nhân hoạt động
Ấn Độ quyết cử quân nhân sang Nga học điều khiển S-400 / Nga tiến hành tích hợp turbine khí nội địa cho khinh hạm "Đô đốc Golovko"
Đến năm 2022, Nga sẽ hoàn thành xây dựng căn cứ ven biển dành cho Poseidon. Đến khi đó vũ khí này chính thức đi vào trang bị cho thành phần tác chiến của Hải quân Nga.
Căn cứ này bao gồm trrung tâm điều khiển, các dịch vụ cũng như lưu trữ, kho vũ khí, trung tâm sửa chữa... Cũng theo nguồn tin này, tàu ngầm hạt nhân Khabarovsk trang bị Poseidon dự kiến được hạ thủy ngay trong quý I năm 2021.
Siêu ngư lôi Poseidon Nga. |
Theo kế hoạch trang bị, Hải quân Nga sẽ ưu tiên trang bị tổng công 32 ngư lôi hạt nhân cho Hạm đội Phương Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương.
Những vũ khí này sẽ được khai hỏa từ tàu ngầm hạt nhân lớp Khabarovsk. Chúng được thiết kế ở trạng thái có người lái và không người lái nhằm nghiên cứu biển sâu.
Tàu ngầm Khabarovsk có khả năng phát hiện mục tiêu trên biển và trên không ở khoảng cách hàng trăm cây số, về khả năng này chúng sẽ hơn những con tàu lớp Yasen và Borei hiện nay.
Theo chuyên gia hải quân Mỹ, H.I. Sutton, dù Poseidon của Nga có thể lặn sâu tới 1000m và có tốc độ bơi trên 200km/h nhưng Mỹ đã tìm ra cách có thể khắc chế vũ khí này.
Vị chuyên gia Mỹ cho rằng, việc đối phó với siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga không hề khó như Moscow và cả phương Tây vẫn nói.
Các ngư lôi của Nga phần lớn đơn giản, chúng sẽ phụ thuộc vào tốc độ và độ sâu để đảm bảo sự tồn tại.
Vì vậy có thể kiểm tra sức mạnh hoặc tiêu diệt chúng bằng cách bố trí dưới đáy biển một mạng lưới mìn cảm biến, chúng có thể phát hiện và phá hủy siêu ngư lôi của Nga.
"Các lưới mìn cảm biến có khả năng nhận biết và phân loại mục tiêu khác nhau, ví dụ như Poseidon là mục tiêu di động nhanh hơn nhiều so với tàu ngầm truyền thống. Với mỗi loại mục tiêu sẽ xác định phương pháp đánh chặn khác nhau", ông Sutton giải thích.
Vị chuyên gia này cũng tin rằng, Poseidon của Nga có thể bị phá hủy bởi các đầu đạn siêu thanh được phóng từ các tàu ngầm Mỹ. Loại vũ khí này của Mỹ là ngư lôi hạng nhẹ thế hệ mới.
"Thời gian bay ngắn và bán kính hoạt động rộng cho phép chúng tiêu diệt mục tiêu khi mục tiêu nằm ngoài phạm vi của lưới mìn cảm biến.
Vì vậy cho dù các tàu ngầm hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương cũng có thể phản ứng kịp thời chống lại Poseidon và tiêu diệt chúng trong khi chúng vẫn còn cách xa so với các lưới mìn cảm biến phát hiện chúng", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.
Khi nói về sức mạnh của vũ khí này trong cuộc trò chuyện với tạp chí Business Insider, nhà vật lý Rex Richardson cho biết, một vụ nổ hạt nhân dưới nước với đương lượng nổ cực lớn của Poseidon sẽ tạo ra một cơn sóng thần tương đương với cơn sóng phá hủy bờ biển Nhật Bản năm 2011.
Lượng phóng xạ đi cùng sẽ biến vùng đất mà nước tràn qua trở thành vùng tử địa với bất kỳ đối thủ nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo