Quốc tế

Nga coi máy bay F-16 ở Ukraine là mối đe dọa hạt nhân

Nga nhận định phi đội máy bay chiến đấu F-16 mới do phương Tây cung cấp cho Ukraine là mối đe dọa “có khả năng hạt nhân”.

Ukraine tìm cách phá giải chiến thuật bom lượn của Nga / 42 xe tăng của Nga bị thiệt hại trong cuộc tấn công bất thành tại Donetsk?

Tuần trước, quân đội Ukraine cho biết sẽ bắt đầu vận hành máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất từ ngày 6/5. Theo người phát ngôn của lực lượng không quân Ukraine Ilya Yevlash, lô máy bay chiến đấu đa chức năng F-16 đầu tiên có thể đến nước này sau Lễ Phục sinh của Chính thống giáo vào ngày 5/5.

Những chiếc F-16 do các quốc gia phương Tây, bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Bỉ, cung cấp cho Ukraine sẽ là sự nâng cấp cần thiết cho lực lượng không quân của Ukraine. Hiện tại, phi đội máy bay của Ukraine phần lớn là máy bay từ thời Liên Xô và đã suy giảm dần sau hơn 2 năm xung đột với Nga.

nga coi may bay f-16 o ukraine la moi de doa hat nhan hinh anh 1

Nga xem tiêm kích F-16 mà các nước phương Tây dự định gửi tới Ukraine là mối đe dọa hạt nhân. Ảnh: Không quân Mỹ

Trong một tuyên bố ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng Moscow không thể bỏ qua khả năng các máy bay F-16 của Ukraine sẽ mang vũ khí hạt nhân. Nga cũng tuyên bố rằng sự xuất hiện của F-16 trên chiến trường ở Ukraine là một “sự khiêu khích có chủ đích” của Mỹ và NATO, dù Washington chưa cung cấp máy bay cho Kiev.

“Chúng tôi không thể bỏ qua thực tế rằng những chiếc máy bay này là nền tảng đa mục đích, có thể được sử dụng cho cả nhiệm vụ hạt nhân và phi hạt nhân. Chúng tôi sẽ coi bất kỳ sửa đổi nào trên máy bay F-16 được cung cấp cho Ukaine là có khả năng hạt nhân. Đây là một hành động khiêu khích có mục đích của Mỹ và NATO”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay.

Nga cũng cảnh báo rằng, Ukraine và các quốc gia phương Tây viện trợ cho Kiev nên nhận ra rằng những bước đi liều lĩnh của họ đang đưa tình hình đến gần hơn “điểm giới hạn”.

Nga cho rằng việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra ý tưởng gửi quân NATO đến Ukraine nghĩa là phương Tây đang “cố tình biến cuộc xung đột ở Ukraine thành một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và các nước NATO”.

Gần như tất cả các quốc gia NATO khác, bao gồm cả Mỹ, đã bác bỏ ý tưởng gửi quân tới Ukraine để chiến đấu. Tổng thống Mỹ Joe Biden lưu ý rằng các lực lượng của Mỹ sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột với Nga ở Ukraine. Vào tháng 3, Tổng thống Biden cho biết Ukraine đang yêu cầu hỗ trợ quân sự và vũ khí chứ không phải lính Mỹ. “Họ không yêu cầu lính Mỹ. Trên thực tế, không có lính Mỹ nào tham chiến ở Ukraine. Tôi quyết tâm giữ nguyên quan điểm như vậy”, ông Biden nói.

 

Đây không phải là lần đầu tiên Nga cảnh báo Ukraine rằng tiêm kích F-16 sẽ bị coi là mối đe dọa hạt nhân nếu được triển khai trên chiến trường. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov liên tục đưa ra nhận xét tương tự sau khi có thông báo rằng Ukraine sẽ nhận được các máy bay F-16 vào năm ngoái.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm