Nga đã "chọc mù mắt" tên lửa S-400 trước khi bán cho Thổ Nhĩ Kỳ?
Nhận định cho rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf trong tay quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chẳng thể nào gây hại cho chiến đấu cơ Nga vì đã bị "khóa mã" vừa xuất hiện trên truyền thông quốc tế. Thực hư việc này ra sao.
Tổng thống Nga cam kết tăng gấp đôi số chiến hạm mang tên lửa Kalibr / Mỹ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW
Trong bài kiểm tra tính năng, Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động các tiêm kích F-16 và F-4 bay trước đài radar của S-400 để hai bên tìm cách hạn chế điểm mạnh của nhau.
Mặc dù đối tượng tác chiến là tiêm kích do Mỹ chế tạo nhưng các chuyên gia quân sự quốc tế đã nghĩ đến khả năng sẽ có một ngày Thổ Nhĩ Kỳ dùng chính S-400 để khống chế căn cứ của Nga tại Syria.
Lý do là bởi Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của khối quân sự NATO, mặc dù hiện tại quan hệ giữa Ankara và Matxcova khá tốt đẹp nhưng chưa có gì bảo đảm điều này sẽ kéo dài.
Trong trường hợp khối quân sự NATO yêu cầu, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rất khó từ chối và họ buộc phải triển khai hệ thống phòng không của mình nhằm hạn chế hoạt động của không quân Nga.
Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự lại cho rằng trên thực tế hệ thống phòng không S-400 do Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng không thể đe dọa máy bay của lực lượng không quân - vũ trụ Nga.
Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra đó là radar của S-400 Triumf không xác định máy bay chiến đấu của Nga là mục tiêu do đã được can thiệp bằng biện pháp kỹ thuật.
"Bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ là một rủi ro nhất định đối với Nga. Đương nhiên, các nhà phát triển thừa nhận nguy cơ hệ thống phòng không tối tân này có thể được sử dụng để chống lại máy bay quân sự Nga".
"Liên quan đến vấn đề này, các máy bay chiến đấu Nga gần như chắc chắn nhận được thiết bị bảo vệ, hay nói cách khác là "tàng hình" trước radar S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ".
"Đây là một nguyên tắc đơn giản để thực hiện, dựa trên thực tế là hệ thống S-400 đã nhận được mã định dạng của máy bay chiến đấu của Nga, nó sẽ không coi đó là mục tiêu", theo các nhà phân tích.
Hiện tại lý thuyết trên chưa nhận được bất kỳ xác nhận nào, tuy nhiên rõ ràng một giải pháp như vậy hoàn toàn có thể được thực hiện trên máy bay Nga ở cấp độ phần mềm nhằm bảo vệ chiếc chiến đấu cơ khi nó xung trận.
Nhưng bên cạnh đó, luồng ý kiến khác cho rằng hệ thống nhận dạng địch - ta mà Nga cài đặt cho S-400 chỉ có tác dụng đơn thuần là cảnh báo chứ không thể ngăn tên lửa khai hỏa.
Điều gì sẽ xảy ra nếu trường hợp hệ thống nhận dạng địch - ta không cho phép bắn, đó là nguy cơ nếu bị một phi công làm phản cướp máy bay chạy trốn thì sẽ chẳng có cách nào ngăn chặn nổi.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, đã có những vụ tên lửa Patriot bắn rơi F/A-18 và Tornado vì những tiêm kích này lạc vào vùng hạn chế hoặc cấm bay, dĩ nhiên khi đó cũng có tín hiệu cảnh báo là máy bay "quân nhà" nhưng đạn vẫn phóng đi trúng đích.
Không chỉ có vậy, trong chiến tranh Gruzia 2008, tên lửa Buk-M1 được Ukraine cung cấp cho Gruzia cũng đã bắn hạ nhiều máy bay Nga bất chấp chúng sử dụng chung nhiều mã nguồn từ thời Liên Xô.
Đó là chưa kể đến việc Thổ Nhĩ Kỳ với sự giúp sức của các chuyên gia tin học NATO sẽ dễ dàng can thiệp sâu vào mã nguồn và thay đổi những gì Nga đã cài đặt trong S-400.
Chính vì vậy nhận định cho rằng S-400 Thổ Nhĩ Kỳ không thể ngắm bắn máy bay Nga vì đã bị "khóa mã" là thông tin hoàn toàn thiếu chính xác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Mới đây quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức kích hoạt và triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua từ Nga và bắt đầu luyện tập tác chiến.