Quốc tế

Nga đang phát triển phiên bản 'rút gọn' tiêm kích Su-57

Nga đang phát triển một lớp tiêm kích thế hệ tiếp theo để bổ trợ cho tiêm kích hạng nặng Su-57 và máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-41 sắp ra mắt.

Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng ‘bẻ khóa’ bộ điều khiển S-400, chờ cơn thịnh nộ của Nga / Quân đội Nga cử 'radar bay' A-50 tới Syria

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Máy bay mới dự kiến sẽ chia sẻ nhiều tính năng chung với Su-57 và sử dụng cùng một động cơ Saturn 30, nhưng được chế tạo với cấu hình một động cơ thay vì động cơ kép.

Saturn 30 là động cơ thế hệ thứ năm hoặc thứ sáu mà các nguồn tin Nga cho rằng sẽ mạnh hơn động cơ F135 của tiêm kích tàng hình một động cơ F-35 của Mỹ và là một trong nhiều công nghệ hiện đang được phát triển nhằm mục đích thúc đẩy Su-57 lên cấp hiệu suất thế hệ thứ sáu. Động cơ này sẽ được tích hợp vào các máy bay phản lực Su-57 tiền tuyến từ năm 2022, theo Military Watch.

Việc phát triển một tiêm kích thế hệ tiếp theo nhẹ hơn dựa trên động cơ Saturn 30 hứa hẹn tạo ra một phương tiện hiện đại hóa phi đội tiêm kích Nga, mở ra thêm cơ hội xuất khẩu. Với một động cơ, máy bay không chỉ rẻ hơn mà còn yêu cầu bảo trì thấp hơn, chi phí vận hành thấp hơn. Những điều này sẽ buộc máy bay hy sinh các thuộc tính truyền thống của tiêm kích hai động cơ hạng nặng như sức bền, tầm bay, trọng tải và khả năng mang cảm biến lớn, những yếu tố giúp Su-57 duy trì ưu thế.

Máy bay mới có thể là tiêm kích một động cơ đầu tiên mà Nga sản xuất kể từ khi Liên Xô đóng cửa dây chuyền sản xuất tiêm kích thế hệ thứ ba MiG-21BiS, MiG-23 và MiG-27 vào những năm 1980. Việc tiêm kích mới có khả năng sử dụng động cơ tương tự như Su-57 sẽ cho phép sản xuất động cơ Saturn 30 với quy mô lớn hơn, đồng nghĩa với việc thu được nhiều lợi ích hơn từ quy mô kinh tế.

 

Chương trình có khả năng được thực thi với chi phí thấp do chỉ có yêu cầu hạn chế về kinh phí nghiên cứu và phát triển, vì hai máy bay dự kiến sẽ sử dụng nhiều công nghệ giống nhau, từ cảm biến và lớp phủ tàng hình cho đến tên lửa không đối không và các hệ thống phòng thủ bằng laser.

Trong khi Su-57 có thể mang theo 10 tên lửa không đối không bên trong khoang, loại máy bay mới có thể sẽ bị hạn chế ở 6 tên lửa hoặc ít hơn. Máy bay phản lực một động cơ mới có thể cung cấp một lựa chọn hiệu quả về chi phí để thay thế một phần các thiết kế hạng nặng cũ hơn của Nga như Su-27 và Su-30. Máy bay mới dự kiến sẽ có chi phí vận hành và yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn nhiều và khả năng vượt trội đáng kể.

Về việc phát triển tiêm kích mới, Giám đốc điều hành tập đoàn nhà nước của Nga Rostec, ông Sergei Chemezov nhấn mạnh rằng máy bay này có tiềm năng xuất khẩu đáng kể, có thể cạnh tranh với máy bay phản lực một động cơ F-35 của Mỹ, vốn rất thành công trong xuất khẩu kể từ khi đi vào hoạt động.

Ông Chemezov đã xác nhận việc phát triển tiêm kích mới vào đầu tháng 12, khi nói rõ: “Công ty đang nghiên cứu khái niệm và các yêu cầu hoạt động cho một nền tảng như vậy. Cho đến nay, chúng tôi đang thực hiện việc này theo sáng kiến của riêng mình mà không cần đến quỹ ngân sách [liên bang]”.

Khi tiêm kích thế hệ thứ tư ngày càng bị coi là lỗi thời, Nga có thể trang bị cho máy bay phản lực mới một loạt công nghệ tiên tiến thế hệ thứ sáu đã được phát triển trong nhiều năm để nâng cấp Su-57 lên một tiêu chuẩn như vậy.

 

Theo Military Watch, Rostec cho thấy rằng họ nhìn ra số lượng khách hàng tiềm năng là đáng kể, bao gồm hầu hết các nhà khai thác MiG-29, Su-27 hoặc Su-30 hiện tại, từ Angola và Ai Cập đến Ấn Độ, Myanmar và những quốc gia khác.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm