Quốc tế

Nga đánh chặn hết nếu Mỹ tấn công hạt nhân ồ ạt?

Báo chí Nga cho rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ là vô dụng khi tấn công nước này.

Iran tuyên bố không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân / Tận mục bộ đội phòng hoá Việt Nam ứng phó với thảm hoạ hạt nhân

Một báo cáo gần đây do Mỹ công bố chỉ ra thực tế rằng Washington có 1.750 đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể tấn công Nga. Tuy nhiên báo chí Nga cho rằng số lượng như trên là không đủ để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Moskva, ngay cả trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quy mô lớn.

Theo các chuyên gia, ngay cả khi nổ ra tình huống xung đột quân sự giữa Nga và Hoa Kỳ và Washington quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân, họ sẽ đơn giản là không có đủ đầu đạn hạt nhân để vượt qua các lớp phòng thủ đạn đạo của Nga.

Đến nay Quân đội Nga được trang bị khoảng 20 hệ thống phòng không S-400 Triumf, và số lượng này đủ để đẩy lùi một nửa các cuộc tấn công của Mỹ.

Với thực tế là trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công quy mô lớn, Washington khó có khả năng sử dụng hơn 50% kho vũ khí hạt nhân, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga khá đủ để hạ gục tất cả chúng, đó là còn chưa tính đến số lượng lớn hệ thống phòng không S-300.

"Trong khi Hoa Kỳ dựa vào việc tạo ra vũ khí hạt nhân, Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các biện pháp đối phó. Trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, Nga sẽ có thể hạ 90% số tên lửa được phóng đi, tuy nhiên Hoa Kỳ không có hệ thống phòng thủ tên lửa phù hợp, và do đó một cuộc tấn công trả đũa từ Nga sẽ biến lãnh thổ của kẻ thù thành một vùng đất hoang", truyền thông Nga lưu ý.

Nga tuyên bố có thể vô hiệu hóa cuộc tấn công ồ ạt thông qua tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ
Nga tuyên bố có thể vô hiệu hóa cuộc tấn công ồ ạt thông qua tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ

Mặc dù vậy, giới quân sự Mỹ và nhiều nước khác lại cho rằng Nga đang nói quá, thậm chí nói ngược về năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo của hai bên, khi các tổ hợp S-300/400 của Nga không có khả năng chống ICBM mà vai trò này là của các tổ hợp A-135 Amur và A-235 Nudol.

Ở chiều ngược lại, Mỹ đã xây dựng được mạng lưới đánh chặn dày đặc cả trên biển lẫn trên đất liền với các tên lửa SM-3 Block IIB, THAAD đã chứng minh được khả năng trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa bằng công nghệ va chạm động năng nối tiếng, điều mà các tổ hợp phòng thủ của Nga chưa làm được.

Nhưng quan trọng hơn, tất cả mọi nhận định đều khẳng định rằng nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân tổng lực giữa các cường quốc thì đây sẽ là một "cuộc chiến tranh không có người chiến thắng".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm