Quốc tế

Tiết lộ kho vũ khí hạt nhân hiện tại của Hoa Kỳ

Kho vũ khi hạt nhân của Mỹ có 1.750 đầu đạn luôn sẵn sàng chiến đấu, khoảng 2.050 đầu đạn đang dự trữ và khoảng 2.000 đầu đạn đang được xử lý.

Siêu UAV của Trung Quốc có thêm vũ khí mới, đáng gờm thế nào? / Iran tuyên bố không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân

Hiện tại Hoa Kỳ có 1.750 đầu đạn hạt nhân được triển khai và 2.050 đầu đạn đang được dự trữ, tạp chí Bulletin of the Atomic Science cho biết.

Ngoài ra, họ đang tháo dỡ khoảng 2.000 đầu đạn, như vậy tổng số đầu đạn của Hoa Kỳ lên tới gần 5.800 đầu đạn.

Bom B61-12 - một trong những loại vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Bom B61-12 - một trong những loại vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Theo nguồn tin này, trong số 1.750 đầu đạn được triển khai, 400 chiếc dành cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khoảng 900 đầu đạn dành cho tàu ngầm, 300 đầu đạn ở tại các căn cứ máy bay ném bom và 150 đầu đạn còn lại ở các căn cứ quân sự ở châu Âu.

Nguồn tin này cũng nhấn mạnh rằng, hiện tại vũ khí hạt nhân của Mỹ đang được bảo quản và lưu trữ tại khoảng 24 vị trí ở 11 bang khác nhau và 5 quốc gia châu Âu.

Số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất nằm ởkho lưu trữ đạn dược dưới lòng đất ở Kirtland phía nam thành phố Albuquerque (New Mexico). Tại đó, đầu đạn đang chờ vận chuyển đến nhà máy Pantex (Texas) để được được xử lý.

Hiện nay có chín cường quốc hạt nhân trên thế giới: Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên. Các cường quốc này hiên đang sở hữu khoảng 13.865 vũ khí hạt nhân. Trong số này khoảng 3.750 đã được triển khai trong các lực lượng và gần 2.000 đầu đạn luôn sẵn sàng chiến đấu.

 

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết rằng, hiện nay Mỹ đang có xu hướng giảm tổng số vũ khí hạt nhân. Các cường quốc hạt nhân đang tích cực hiện đại hóa đạn dược của mình và trong tương lai gần họ sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho biết rằng, việc giảm kho vũ khí hạt nhân chủ yếu là do Nga và Hoa Kỳ, họ cùng chiếm hơn 90% vũ khí hạt nhân. Họ tiếp tục giảm vũ khí hạt nhân chiến lược theo Hiệp ước START-3.

Tuy nhiên, Hiệp ước START-3 sẽ hết hạn vào năm 2021 và cho đến nay các quốc gia ký kết không thảo luận về việc tiếp tục kéo dài thỏa thuận này.

Các chuyên gia của Viện này cũng cho biết, kho vũ khí hạt nhân của Nga tính đến tháng 1/2019 vào khoảng 4.330 đầu đạn, trong đó 1.830 đầu đạn đang được dự trữ và khoảng 2.500 đầu đạn luôn sẵn sàng chiến đấu, bao gồm khoảng 1.600 đầu đạn dành cho các tên lửa đạn đạo trên biển, trên mặt đất và ở căn cứ không quân. Ngoài ra, khoảng 2.170 đầu đạn đã ngừng hoạt động và sẽ được xử lý. Vì vậy, tổng số đầu đạn hạt nhân của Nga lên tới khoảng 6.500 đầu đạn.

Ngoài Hiệp ước START-3, còn có Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốcthông qua năm 1968 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/3/1970.

 

Hiệp ước đã xác định rõ “các quốc gia có vũ khí hạt nhân” bao gồm Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc. Theo Hiệp ước này, các nước trên không được sản xuất cũng như thực hiện các vụ nổ hạt nhân.

Sau khi Hiệp ước có hiệu lực vào năm 1970, các quốc gia đã liên tục xin gia nhập và làm tăng tính phổ cập của Hiệp ước này. Ngoài 5 quốc gia được xác định là có vũ khí hạt nhân, còn có Ấn Độ, Pakistan, Israelvà Triều Tiên. Tuy nhiên, năm 2003 Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ước này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm