Quốc tế

Nga đáp trả lời kêu gọi phá S-400 của Mỹ

Ngay sau khi Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy những hệ thống S-400 được tiếp nhận, Nga đã có những phản ứng đầu tiên.

Vũ khí nào của Trung Quốc được so với 'siêu' ngư lôi hạt nhân Poseidon Nga? / Sốc: Lực lượng hạt nhân Nga đủ sức “san bằng” Mỹ ít nhất 10 lần?

RIA dẫn tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga Alexei Pushkov rằng, những tuyên bố và áp lực Mỹ tạo ra nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 sẽ không mang lại kết quả như Washington mong muốn.

"Thật kỳ lạ nếu Tổng thống Erdogan thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. Bởi trong những cuộc trao đổi với chúng tôi, ông ấy khẳng định không bao giờ có chuyện đó", chủ tịch Pushkov nói và khẳng định thêm, khả năng Ankara thực hiện theo yêu cầu của Mỹ là bằng Không.

Hệ thống S-400.

Hệ thống S-400.

Những tuyên bố được phía Nga đưa ra ngay khi một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngừng sử dụng các hệ thống phòng không do Nga sản xuất, và đưa ra một giải pháp để Ankara trở lại chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ.

"Vẫn còn chỗ để Thổ Nhĩ Kỳ trở lại bàn đàm phán về F-35 và thương vụ Patriot. Họ biết rõ rằng để đạt được điều này, họ cần phải tiêu hủy, trả loại hoặc làm thế nào đó từ bỏ S-400. Họ (chính quyền Ankara) hiểu rằng họ có thể lựa chọn từ bỏ S-400, để hai bên có thể cùng tiến về phía trước", vị quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Cùng với yêu cầu Thổ phá hủy S-400, vị quan chức này còn tuyên bố, Washington có thể áp đặt lệnh trừng phạt nếu Ankara từ chối hợp tác.

Và trong khi Nga vẫn đầy tự thì Thổ đã bắt đầu cho thấy sự dao động trong quyết sách của mình khi Ibrahim Kalin, Phát ngôn của Tổng thống Erdogan đã phủ nhận kế hoạch mua thêm hệ thống phòng không do Nga sản xuất.

 

"Như bạn đã biết, hợp đồng giữa Thổ và Nga được ký kết hồi năm 2017, quá trình cung cấp theo thỏa thuận này đang được tiến hành. Hiện tại, chúng tôi không có kế hoạch và cuộc thảo luận nào về hợp đồng mua thêm S-400", vị phát ngôn viên này nói.

Thông điệp của Ankara đã rõ ràng và đây là điều khá bất ngờ bởi hồi tháng 10/2019, Ngoại trưởng nước này là ông Mevlut Cavusoglu tuyên bố việc mua thêm S-400 là cần thiết để tăng năng lực phòng không. Những cuộc thảo luận về vấn đề này đã được 2 bên tiến hành.

"Chúng tôi cần thêm các hệ thống phòng không cho tới khi có thể tự sản xuất. Và vũ khí Ankara hướng đến vẫn là S-400 của Nga", Ngoại trưởng Cavusoglu nói và nhấn mạnh thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ "là một quốc gia độc lập" nên việc mua vũ khí không cần phải nhận được sự đồng ý của bất kỳ thế lực nào bên ngoài.

Giới chuyên gia cho rằng, dù khả năng Thổ phá hủy hoặc trả lại hệ thống S-400 theo yêu cầu của Mỹ gần như không thể xảy ra nhưng chỉ với việc ngừng mua thêm S-400 cũng có thể mang lại tín hiệu tích cực cho thương vụ tiêm kích tàng hình F-35 đang bị đóng băng và được phép mua Patriot cũng của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm