Sốc: Lực lượng hạt nhân Nga đủ sức “san bằng” Mỹ ít nhất 10 lần?
Hải quân Nga tăng quy mô hạm đội tàu ngầm Borei lên 10 chiếc / P-3F Orion Iran bay thấp uy hiếp tàu Hải quân Mỹ
Trong các cuộc duyệt binh gần đây của Nga, chủ yếu là phô diễn sức mạnh lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược. Nguồn: Sina
Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Nga đã bị suy yếu do sự tan rã của Liên Xô, nhưng Nga chỉ cần dựa vào kho vũ khí khổng lồ này đã đủ để duy trì vị thế là một cường quốc thế giới. Theo thống kê của đội ngũ chuyên gia có thẩm quyền của Mỹ, mặc dù số tên lửa đạn đạo được Mỹ triển khai trên các trang bị quân sự nhiều hơn Nga, nhưng số lượng đầu đạn trên các tên lửa này lại ít hơn Nga.
Tính đến ngày 1/9/2019, Mỹ đã triển khai 668 tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, Nga triển khai 513 tên lửa đạn đạo trên các trang thiết bị cùng loại; các tên lửa của Nga mang theo tổng cộng 1.426 đầu đạn, trong khi đó các tên lửa của Mỹ mang theo tổng cộng 1.376 đầu đạn; Nga có tổng cộng 757 bệ phóng tên lửa bao gồm cả loại đã được triển khai và chưa được triển khai, còn Mỹ có tổng cộng 800 bệ phóng. Số liệu này cho thấy, kho vũ khí hạt nhân của Nga không yếu hơn Mỹ, thậm chí có mặt còn vượt Mỹ.
Kho vũ khí hạt nhân của Nga có thể hủy diệt Mỹ ít nhất 10 lần. Nguồn: Sina |
Vậy, trong hoàn cảnh nào Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân? Theo báo cáo, Tổng thống Putin từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Khi chúng tôi thu hồi Crimea, chúng tôi đã thực hiện đưa ra kịch bản xấu nhất. Vào thời điểm đó, tất cả các lực lượng hạt nhân của chúng tôi nhận lệnh duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp một. Tôi tin rằng không có quốc gia nào vì vấn đề này mà sẵn sàng cùng chúng tôi khai chiến để dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần ba.
Một số phóng viên đã hỏi: “Nếu xảy ra chiến tranh với phương Tây, Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân không?”, Tổng thống Putin trả lời rằng: “Nếu không sử dụng vũ khí hạt nhân, thì Nga chẳng phải sẽ biến mất hay sao? Nếu thế giới không có Nga, thì những vũ khí hạt nhân này tồn tại để làm gì?”. Câu trả lời của Tổng thống Putin đã làm “rung chuyển” các nước phương Tây và làm các nước phương Tây mất đi tự tin khi đối mặt với phương thức tác chiến “toàn quốc chiến đấu” của Nga.
Về phía Mỹ, theo báo cáo của truyền thông, Nga không chỉ có gần 1.500 đầu đạn hạt nhân mà còn có một số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến lược trên đất liền, trong đó phải kể đến là tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M, SATAN 2 (RS-28). Ngoài ra, Nga còn có nhiều bệ phóng tên lửa và trang bị vận chuyển tên lửa hạt nhân, đáng chú ý nhất là “căn cứ phóng tên lửa hạt nhân di động trên biển” tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey và “bệ phóng tên lửa hạt nhân di động trên không” máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
Tổng số các trang thiết bị hiện đại này cũng tương đương với Mỹ, một khi Nga và Mỹ thật sự khai chiến, trong khoảng thời gian ngắn, “ai thắng, ai bại” vẫn là một ẩn số. Mặc dù, trong chiến đấu trường kỳ, Mỹ có xác suất lớn giành chiến thắng, nhưng cái giá phải trả sẽ làm cho Mỹ không thể chấp nhận được.
Tổng số các trang thiết bị hiện đại vận chuyển vũ khí hạt nhân của Nga cũng tương đương với Mỹ. Nguồn: Sina |
Theo phân tích, trên phương diện chiến lực thông thường, Nga còn một khoảng cách lớn so với Mỹ và tuyệt đối không phải là đối thủ của Mỹ, nhưng trên phương diện lực lượng hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn được “chăm sóc” và nâng cấp liên tục. Mỹ mặc dù đã tăng cường đáng kể hệ thống chống tên lửa, nhưng một khi chiến tranh bắt đầu, Mỹ vẫn sẽ bị “san bằng” ít nhất 10 lần. Đây là lý do tại sao Mỹ, mặc dù liên tục gây sức ép với Nga ở chiến trường Syria và Ukraine, nhưng vẫn không dám thực sự tấn công Nga. Quân đội Mỹ đã phải chấp nhận một sự thật rằng, Nga là đối thủ số một của Mỹ.
Một điều đáng quan ngại nữa của Mỹ đó là, Nga và Trung Quốc thời gian qua không ngừng tăng cường hợp tác, trên phương diện thực lực thông thường, Trung Quốc có thể coi là quốc gia thứ hai, sau Mỹ. Khi Nga và Trung Quốc tăng cường hợp tác sẽ cho phép 2 quốc gia này bổ sung những “mặt yếu” cho nhau để cùng làm đối trọng của Mỹ. Điều này chưa tính đến kho vũ khí hạt nhân đang ngày càng được tăng cường của Trung Quốc, có thể trong tương lai ngắn chưa phải là mối đe dọa đối với Mỹ, nhưng trong thập kỷ tới, đây sẽ là vấn đề mà Mỹ phải đặc biệt quan tâm chú ý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo