Nga dự báo NATO sắp "biến mất"
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyết định "kết nạp" Gruzia và Ukraine vào NATO / Tướng NATO "cay đắng": Máy bay, tàu chiến Nga áp sát từ hai hướng, "kỵ binh Mỹ" ở đâu?
Lời nguyền cường điệu?
Truyền thông Nga mới đây dẫn lời nhà chính trị học Evgeny Satanovsky nhận định đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ gây ra những vấn vấn đề nghiêm trọng đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông thậm chí còn dự báo, liên minh quân sự này có thể sẽ biến mất.
Chuyên gia Nga đánh giá nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn toàn cầu xuất phát từ đại dịch COVID-19 là do toàn cầu hóa chính và khả năng tiếp cận dễ dàng của người dân với các nguồn thông tin khác nhau. Trong bối cảnh đó, đại dịch này gây ra mối đe dọa đặc biệt đối với NATO.
Theo ông Satanovsky, NATO được các nước châu Âu cùng với Mỹ thiết lập là một cơ cấu vô tác dụng trong tình hình đại dịch như hiện nay và có thể sẽ “biến mất”. Liên minh quân sự này đang đợi bị “kết liễu” và sức mạnh của Mỹ với tư cách là bộ phận cấu thành chủ lực của NATO cũng đang bị hoài nghi.
Chuyên gia Nga Evgeny Satanovsky |
Ông nói: “Quyền bá chủ thế giới của Mỹ ư? Chính xác là không. Họ còn không thể giải quyết các vấn đề của chính mình. Sự ổn định của Liên minh châu Âu ư? Phải rồi, Liên minh châu Âu nào mới được? Liên minh này đang ở đâu? Nó đã làm được cái gì có ích và cho ai? Nó đã giúp đỡ được ai? Ukraine chăng?”.
Tờ Politexpert của Nga cho rằng dự báo của chuyên gia Satanovsky có cơ sở với những gì vừa diễn ra ở Estonia, một quốc gia thành viên của NATO. Quốc gia vùng Baltic này đã phải quyết định cắt giảm quân số tham gia cuộc tập trận thường niên “Spring Storm” vì lo sợ sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Estonia thậm chí còn từ chối tiếp nhận các binh sĩ của các nước đồng minh NATO. Thay vì cho phép lực lượng của 14 nước NATO khác tới nước mình tập trận chung, Bộ Quốc phòng Estonia đã quyết định “chơi” một mình mà không cần các đồng minh.
Trên thực tế, ngay từ cuối tháng 3 vừa qua, NATO đã phải thông báo giảm quy mô các cuộc tập trận tại châu Âu để ngăn chặn sự lây lan dịch COVID-19. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Một số cuộc tập trận của chúng ta đã được điều chỉnh hoặc hủy bỏ... song các lực lượng của chúng ta vẫn sẵn sàng".
Quân đội Mỹ cũng đã tuyên bố dừng việc chuyển quân nhân từ Mỹ tới châu Âu và cho hay nước này quyết định giảm quy mô cuộc tập trận "Người bảo vệ châu Âu 2020", vốn được coi là cuộc tập trận lớn nhất của NATO tại châu Âu kể từ Cuộc chiến tranh Lạnh.
Các quốc gia thành viên chủ chốt của NATO như Mỹ, Anh, Pháp, Italy đang bị COVID-19 bủa vây |
Dù đã rất cảnh giác, song NATO không thể “tránh” được COVID-19. Nhiều quốc gia tham gia sứ mệnh tăng cường sự hiện diện quân sự của NATO tại các nước vùng Baltic và Ba Lan (được NATO xem như tiền đồn) đã thông báo về những trường hợp lây nhiễm SARS-CoV-2 trong binh sĩ của họ ở Litva. Hà Lan cho biết, một số quân nhân của nước này đã mắc COVID-19. Về phần mình, Đức, quốc gia chỉ huy tiểu đoàn ở Litva, đã thông báo có 66 trường hợp nghi mắc COVID-19 trong cùng một phân đội.
Được biết, tiểu đoàn đầu tiên của NATO xuất hiện các ca nhiễm SARS-CoV-2 có quân số 1.200 binh sĩ, với nhiều quốc tịch khác nhau như Croatia, Na Uy, CH Séc, Luxembourg, Hà Lan và Đức. Cách đây 3 năm, NATO đã triển khai 4 tiểu đoàn với khoảng 1.000 binh sĩ ở Litva, Latvia, Estonia và Ba Lan nhằm tăng cường các hoạt động phòng thủ ở sườn phía Đông sau sự kiện Moscow sáp nhập bán đảo Crimea.
Cuộc chiến của NATO
Nhận định của chuyên gia Nga có thể cường điệu mối đe dọa mà NATO đang phải đối mặt từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, những động thái thời gian qua cho thấy liên minh quân sự này đang thực sự lo lắng, nhất là trong bối cảnh Nga nhanh chóng điều động lực lượng hỗ trợ Italy, một quốc gia thành viên NATO.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 4/4 thông báo NATO đang tăng cường vai trò chính trị và quy mô của mình giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát. Theo nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm của NATO gồm 10 chuyên gia đã được thành lập cho mục tiêu này.
Theo ông Cavusoglu, NATO – vốn hoạt động chủ yếu như một liên minh quân sự - đang tìm cách sử dụng các chuyên gia để mở rộng vai trò chính trị. Trong khi đó, một tuyên bố của NATO nêu rõ, các chuyên gia sẽ đưa ra những khuyến nghị để củng cố sự thống nhất của liên minh, tăng cường tham vấn và phối hợp chính trị giữa các đồng minh và tăng cường vai trò chính trị của NATO.
Tổng Thư ký NATO Stoltenberg được kiểm tra thân nhiệt khi tới trụ sở NATO ở Brussels |
Trước đó, ngày 2/4, NATO đã giao cho Tư lệnh Tối cao, Tướng Tod Wolters của Mỹ nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc chiến chống “kẻ thù vô hình” virus SARS-CoV-2. Các ngoại trưởng NATO đã giao cho Tướng Wolters nhiệm vụ nâng cao sự phối hợp giữa 30 quốc gia thành viên để những nguồn cung y tế được chuyển giao một cách nhanh chóng đến các nước có nhu cầu.
Các chuyến bay mang theo thiết bị hỗ trợ cuộc chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện nay cũng sẽ sử dụng tín hiệu của NATO, qua đó được hưởng quyền ưu tiên trên không phận châu Âu.
Tổng Thư ký NATO Stoltenberg cho biết: “Hôm nay, chúng tôi đã quyết định chỉ định tư lệnh tối cao của chúng tôi, Tướng Wolters, điều phối hoạt động hỗ trợ quân sự cần thiết nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng, nhằm tăng tốc và tăng cường hỗ trợ. Chẳng hạn, bằng cách xác định năng lực không vận để đảm bảo các nguồn cung y tế được chuyển giao, điều phối bất cứ năng lực dư thừa nào hoặc cung cấp và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hỗ trợ với những đề nghị từ các đồng minh và đối tác”.
Bất chấp dịch bệnh, ông Stoltenberg vẫn không quên cảnh báo rằng nhiệm vụ chính của NATO là bảo vệ lãnh thổ các nước trong liên minh, nhất là sau khi Nga tiến hành cuộc tập trận trên quy mô lớn cuối tháng 3 vừa qua với sự tham gia của 82.000 binh sĩ.
Phương Tây có hẹp hòi khi hoài nghi sự giúp đỡ Nga dành cho Italy? |
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 1/4, ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo rằng, cuộc khủng hoảng y tế này không trở thành một cuộc khủng hoảng an ninh… Khả năng sẵn sàng tác chiến của chúng tôi vẫn được duy trì, mà không bị suy giảm. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra các vùng trời và bảo vệ các khu vực biên giới của chúng tôi, đồng thời tiếp tục các sứ mệnh và chiến dịch, đặc biệt là cuộc chiến chống khủng bố, bởi những mối đe dọa này vẫn tiếp tục tồn tại”.
Ông Stoltenberg quả quyết: “Chúng ta đang chứng kiến những hoạt động quân sự lớn ở gần các khu vực biên giới của NATO với một cuộc diễn tập mới ở các quân khu phía Tây của Nga… và chúng ta đã chứng kiến sự hiện diện đáng kể của Nga ở Biển Bắc… Vì vậy, NATO phải tiếp tục tuần tra các vùng trời của chúng ta với chiến dịch kiểm soát trên không, chúng tôi cần phải hiện diện không chỉ ở trên bộ, mà còn cả trên không và trên biển”.
Đài phát thanh Ba Lan còn dẫn nguồn từ trang codastory.com cáo buộc Nga đang “lợi dụng” dịch COVID-19 để phá hoại NATO và Liên minh châu Âu (EU). Cáo buộc đưa ra là Nga tiến hành "các hoạt động gây ảnh hưởng" ở Italy. Nga bị “tố” là đã sử dụng “quyền lực mềm” bằng cách gửi viện trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội và nhà nước.
Nhà phân tích Sergio Germani, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược và khoa học xã hội Gino Germani, một nhóm chuyên gia tư vấn có trụ sở tại Rome, được dẫn lời cho rằng Moscow lợi dụng để “củng cố tình cảm chống EU và củng cố xu hướng rằng EU đang sụp đổ, để đạt được mục đích tuyên truyền và thu thập thông tin tình báo ở trung tâm của NATO”.
Giới chuyên gia vũ khí hóa học phương Tây thậm chí cảnh báo rằng Nga có thể “sử dụng Italy như một cơ hội để thử nghiệm thiết bị mới và thu thập thông tin tình báo về cả COVID-19 cũng như một quốc gia thành viên NATO”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo