Nga đưa “sát thủ diệt hạm” Tu-22M3 và tên lửa Iskander tới Crimea đề phòng Mỹ
Mỹ điều tra việc cấp phép cho Boeing 737 Max / Người New Zealand tự nguyện từ bỏ súng, chính phủ hứa sửa luật súng trong 10 ngày
RT dẫn phát ngôn ngày 18/3 của Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc phòng Hội đồng Liên bang Nga Viktor Bondarev cho biết các vũ khí trên cho phép Nga có thể đối phó với mọi mối đe dọa đến từ hệ thống phòng không Mỹ đặt ở lãnh thổ châu Âu.
Ông Bondarev nói, sự xuất hiện của hệ thống MK-41 của Mỹ tại Romania là “thách thức nghiêm trọng” cho Nga. “Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định sẽ triển khai các phi đội máy bay ném bom mang tên lửa tầm xa Tu-22M3 tới căn cứ không quân tại Gvardeysk, Crimea”, ông Bondarev cho biết.
Theo chính trị gia này, ngoài các hệ thống phòng thủ uy lực gồm S-300, S-400, Buk-M2 và Pantsir-S1, Nga cũng sẽ đưa thêm 2 biến thể của tổ hợp Iskander tới triển khai tại khu vực bán đảo.
Máy bay ném bom của Nga Tu-22M3 tuy có tuổi đời đã gần nửa thế kỷ nhưng vẫn là một “thế lực" đáng gờm trên bầu trời, với khả năng đánh chìm tàu sân bay. Phiên bản hiện đại nhất Tu-22M3M có khả năng mang tên lửa siêu thanh tầm xa Kh-32, cùng với các hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45.
Việc bổ sung thêm Kh-32 sẽ trao cho phiên bản nâng cấp của Tu-22M3 khả năng tấn công đầy uy lực, không chỉ chống hạm, mà còn có thể tấn công mọi khí tài quân sự chiến lược khác. Trong khi tên lửa tiền nhiệm Kh-22 có khả năng bắn hạ tàu sân bay, thì Kh-32 thậm chí có thể tấn công vào cầu, căn cứ quân sự, các nhà máy điện và những công trình quy mô lớn ở khoảng cách rất xa.
Theo ông Bondarev, những chiếc Tu-22M3 được đưa tới Crimea sẽ được hiện đại hóa trong thời gian tới và chúng sẽ có thể “đưa đầu đạn tới bất cứ nơi nào tại châu Âu, tấn công mọi loại hệ thống phòng không và lá chắn tên lửa của đối thủ”.
Iskander (NATO gọi là SS-26 Stone) ra đời nhằm thay thế tên lửa Scud từ thời Liên Xô cũ. Tên lửa có tầm bắn tối đa 500km, được đánh giá là rất cơ động với thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu chỉ khoảng 20 phút. Iskander có thể mang theo nhiều đầu đạn từ loại xuyên phá, nổ mảnh hay hạt nhân, cùng chuyển hướng linh hoạt trong quá trình bay nhằm tránh các hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.
Hồi đầu tháng, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov từng bày tỏ sự quan ngại trước việc Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), cho rằng Washington có thể mang tên lửa tới đặt ở lãnh thổ các đồng minh châu Âu.
Chính vì vậy, ông Antonov cho biết Nga sẽ bị buộc phải triển khai tên lửa và toàn bộ lãnh thổ các quốc gia châu Âu sẽ nằm trong tầm ngắm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này