Quốc tế

Nga dùng ‘Người bẫy chim’ bắt máy bay, tên lửa Mỹ-NATO

Lực lượng phòng không Nga sẽ được trang bị tổ hợp phòng không tích hợp tên lửa-súng máy tự động mang tên Ptitselov.

Úc, Mỹ hợp tác chế tạo tên lửa siêu vượt âm đối chọi với Nga và Trung Quốc / Đặc nhiệm quân đội Mỹ, Trung Quốc so kè hơn kém

Lính bộ binh và xạ thủ phòng không Nga sẽ được bảo vệ tránh máy bay không người lái bằng hệ thống tên lửa phòng không đặc biệt, được đặt cho biệt danh là "súng máy tự động". Theo đó, tổ hợp phòng không tầm ngắn Ptitselov (“Người bẫy chim”) triển vọng sẽ được trang bị hệ thống điều khiển tác chiến thông minh độc đáo.

Các nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp-quân sự và Bộ quốc phòng nói với Izvestia rằng quyết định về nguyên tắc liên quan đến việc trang bị cho Ptitselov hệ thống điều khiển tác chiến thông minh hiện đại đã được thông qua.

Hệ thống mới có thể thông qua hình ảnh quang học phân biệt được máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay không người lái của đối phương để tấn công chúng. Và việc duy nhất kíp xạ thủ cần làm là đưa thiết bị vào tư thế chiến đấu, sau đó tổ hợp sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu một cách tự động.

Theo kế hoạch, công tác nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm phiên bản Ptitselov hành cho bộ binh sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Lực lượng mặt đất và Lực lượng đổ bộ đường không (Dù) sẽ nhận được các phiên bản khác nhau của hệ thống này.

Trước đó, được biết hệ thống phòng không này mới chỉ được trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không.

Tên lửa Ptitselov sẽ được dẫn mục tiêu bằng tia laser, còn để tự bảo vệ, xe chiến đấu sẽ được trang bị súng máy điều khiển từ xa. Để phát hiện mục tiêu sẽ sử dụng cả hệ thống dẫn đường quang điện tử công nghệ ảnh nhiệt ban đêm cũng như hệ thống định vị vô tuyến.

Được biết, tổ hợp sẽ được trang bị một trạm radar quang học hoạt động suốt ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết với tầm nhìn bao quát 360º. Với hệ thống radar này, Ptitselov có thể phát hiện mục tiêu mà không để lộ vị trí của mình nhờ bật hệ thống laze chống nhiễu.

Hiện nay phương pháp phát hiện mục tiêu tương tự đang được tổ hợp tên lửa Strela-10 sử dụng, chính là thiết bị mà hệ thống mới sẽ thay thế.

Nga dung ‘Nguoi bay chim’ bat may bay, ten lua My-NATO
Tổ hợp phòng không thế hệ mới Ptitselov của Nga có thể được sử dụng trong nhiều lực lượng.

Điểm khác biệt giữa hai hệ thống này chính là khả năng dẫn bắn mục tiêu nhờ sử dụng kênh điều khiển bằng laze của loại tên lửa mới hiện đại hơn và có tính năng mạnh hơn. Ngoài ra, tên lửa của hệ thống được dự kiến là phiên bản tăng tầm của tên lửa Sosna-R.

Phiên bản Ptitselov dành cho lực lượng đổ bộ đường không đang được lắp đặt trên khung gầm xe chiến đấu BMD-4M dành riêng cho lực lượng này, có thể thả xuống đất bằng dù. Phiên bản giành cho lục quân được lắp đặt trên cả khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Tổ hợp tên lửa này có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như các biện pháp gây nhiễu chủ động. Nó có khả năng bảo vệ các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân.

Hiện nay, lực lượng phòng không tầm ngắn của quân đội Nga chủ yếu được trang bị các hệ thống theo mẫu mã thời Liên Xô, vốn được phát triển trước khi các loại máy bay chiến đấu không người lái xuất hiện hàng loạt.

Trong số đó có "Tunguska-M1", "Strela-10", "Tor-M2" và "Osa". Các hệ thống tên lửa phòng không Strela-10M3 trong biên chế của Lực lượng Dù có tầm bắn tối đa là 5 km, độ cao tới 3,5 km, nên không thể đối phó được với máy bay chiến đấu không người lái hiện đại.

 

Hiện tại, để bảo vệ lực lượng mặt đất khỏi các mối đe dọa từ trên không, đang tiến hành việc phát triển phiên bản mặt đất của Pantsir-SM-SV trên khung gầm bánh xích và hệ thống phòng không Ptitselov.

Để chống lại các mục tiêu ở cự ly ngắn hơn, Bộ Quốc phòng dự định sử dụng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) tối tân Verba. Dự kiến, các tổ hợp phòng không Gibka-S lắp đặt trên khung gầm xe Tiger sẽ sớm đi vào hoạt động.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm