Quốc tế

Iraq sẽ không mua thêm vũ khí Mỹ

Tuyên bố được Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Quốc hội Iraq đưa ra khi nói về sự cần thiết của việc đa dạng hóa nguồn cung vũ khí.

Iraq tích cực phục hồi xe tăng T-72M1 từ "nghĩa địa" / Iraq ngừng đàm phán mua MiG-29 Nga để tiếp tục sử dụng F-16 Mỹ

Trong cuộc họp hôm 3/12, Nghị sĩ Sa'aran Al-Aa'ajibi nói: "Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội kêu gọi chính phủ mua sắm vũ khí cho quân đội Iraq từ nhiều nguồn khác nhau và không hoàn toàn dựa vào một quốc gia nào.

Bởi nếu chỉ dựa vào một nguồn chính, trong trường hợp quan hệ giữa Iraq và nước đó xấu đi, họ sẽ không bán và điều đó sẽ tác động tiêu cực đến khả năng huấn luyện và chiến đấu của quân đội".

Iraq se khong mua them vu khi My
Xe tăng Abrams trong quân đội Iraq thê thảm khi chiến đấu.

Theo ông Al-Aa'ajibi, hiện nay vũ khí trangb bị chính trong của quân đội nước này có nguồn gốc từ Mỹ, Pháp, Nga và Đức. Điều đặc biệt là cùng với việc kêu gọi chính phủ đa dạng hóa vũ khí, hầu hết các thành viên của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Iraq đều khẳng định không tiếp tục mua vũ khí mới từ Mỹ.

Ông Al-Aa'ajibi khẳng định: "Ưu tiên trong thời gian tới của chúng tôi là sẽ tăng cường khả năng phòng không và phòng thủ cho đất nước trước nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài. Hiện những hệ thống đánh chặn do Nga sản xuất đã được tính đến trong kế hoạch mua sắm".

Một thành viên khác của Ủy ban, ông Ammar Taamah cũng nhấn mạnh rằng: "Mỗi quốc gia đều có những quyết định riêng trong vấn đề mục tiêu, an ninh và chính sách chiến lược. Đôi khi tôi được biết người ta có đưa ra một số lời khuyên về những vấn đề này cho Iraq. Tuy nhiên, Baghdad chỉ đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia.

Rất nhiều người trong và ngoài khu vực đang chống lại việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không Nga. Động cơ của họ thật dễ hiểu: Iraq đã trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi giành chiến thắng trước IS, sức mạnh và ảnh hưởng của Iraq trong khu vực đang tăng lên.

Do đó, câu hỏi đặt ra là ai và làm thế nào có thể tạo ảnh hưởng lên Iraq, chúng tôi sẽ mạnh mẽ đến đâu để từ chối điều đó. Đây là một khía cạnh trong vấn đề khu vực. Mặt khác chúng ta thấy trong sự cạnh tranh giữa vũ khí Nga và Mỹ, đó là một vấn đề hiện diện chiến lược của những nước này trong khu vực và tác động của họ lên tình hình ở Trung Đông".

 

Theo thành viên của Ủy ban An ninh Quốc phòng Quốc hội Iraq này, những nghị sĩ quốc hội Iraq ủng hộ việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh chiến lược đất nước.

Trước đó, nói về thỏa thuận có thể có giữa Iraq và Nga về hệ thống S-400, người đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Mỹ - Heather Nauert cho biết, Washington đã cảnh báo Baghdad và các nước khác về những hậu quả pháp lý có thể liên quan đến Đạo luật mới thông qua "Chống những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt" (CAATSA).

Song song đó, Washington đang cố gắng thuyết phục các nước Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi từ bỏ việc mua thiết bị quân sự, vũ khí Nga, và hứa sẽ bù đắp bằng các sản phẩm thích hợp của họ.

Về phần minh, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi biện pháp trừng phạt của Mỹ chống lại ngành công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga là sự cạnh tranh không lành mạnh và vô đạo đức, cố gắng đẩy Nga ra khỏi thị trường bằng các biện pháp không chính đáng nhưng họ sẽ thất bại bởi vũ khí Nga ngày càng được ưu chuộng trên thế giới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm