Quốc tế

Nga hỗ trợ Iran 'bẻ khóa' hệ thống Patriot danh tiếng của Mỹ?

Iran mới đây đã công bố bằng chứng cho thấy UAV của nước này đã 'qua mặt' hệ thống Patriot để chụp ảnh căn cứ của Mỹ ở Iraq, nhiều phân tích cho rằng, Nga là quốc gia đứng sau chiến tích 'có một không hai' của Tehran.

Với Iran, tên lửa Patriot của Mỹ chỉ là thứ vô dụng / Iran 'bẻ khóa' thành công Patriot của Mỹ tại Iraq?

Theo báo cáo của tạp chí Military-Industrial Courier Nga, mới đây, máy bay không người lái (UAV) của Iran vừa dễ dàng xâm nhập khu vực nhận dạng phòng không của căn cứ Mỹ ở Iraq và chụp cận cảnh việc triển khai căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Mỹ tại đây, trong đó có nhiều hình ảnh về việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa. Một trong số đó có thể kể tới là căn cứ không quân Harir nằm ở Batas, phía Bắc Iraq (khu vực tự trị của người Kurd).

Hình ảnh được cho là căn cứ Harir của Mỹ ở Bắc Iraq được UAV Iran chụp lại trong một lần trinh sát mới đây. Nguồn: eastday.com.

Báo cáo cho biết, trong toàn bộ quá trình tác nghiệm của UAV Iran, hệ thống radar phòng không của Mỹ đã không có bất kỳ phản ứng nào. Quân đội Iran đã sử dụng hệ thống điều khiển truy cập từ xa để tìm cách bẻ khóa hiệu quả hệ thống phòng không "Patriot" của Mỹ. Đồng thời, cũng sử dụng UAV trinh sát điện tử tiến hành can thiệp điện tử trấn áp các trạm radar phòng không của Mỹ.

Iran cũng công bố một số bức ảnh chụp từ UAV cho thấy máy bay không người lái của Iran bay tự do tại căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Mỹ đóng quân ở Iraq. Radar phòng không Patriot hoàn toàn không “nhìn” thấy bất kỳ hoạt động nào của UAV. Trước đây cũng chưa từng có báo cáo nào ghi nhận việc các căn cứ Mỹ ở Iraq bị UAV Iran "hỏi thăm".

Iran sở hữu nhiều UAV "nhái" các UAV hiện đại trên thế giới. Nguồn: eastday.com.

Về lý thuyết, radar phòng không sẽ có thể tìm thấy nó cách căn cứ 50 km và trong trường hợp bình thường, UAV của Iran chỉ có thể tiến hành trinh sát tại một địa điểm cách xa căn cứ quân sự Mỹ. Nhưng theo những gì công bố của Iran thì UAV của Tehran đã thực sự bay phía trên căn cứ quân sự Mỹ và không bị bắn hạ. Tình huống này cho thấy Quân đội Iran có thể đã tìm ra cách hiệu quả để tiếp cận và đánh lừa hệ thống phòng không của Mỹ thông qua UAV.

Theo các nguồn tin liên quan, trước đây UAV của Iran cũng đã đột nhập vào Ả Rập Saudi (cũng được trang bị tên lửa Patriot), bay qua mục tiêu dự định và chụp ảnh mọi mục tiêu cần thiết, trong khi không bị bất kỳ hệ thống phòng không nào phát hiện.

 

Hệ thống Patriot được cho là mối đe dọa nghiêm trọng với Iran. Nguồn: eastday.com.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley cũng từng xác nhận rằng, dù có được triển khai đến Iraq thì hệ thống Patriot chưa chắc sẽ ngăn chặn thành công các đợt tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự có binh sĩ Mỹ đồn trú. Kho vũ khí hiện nay của Iran với những hệ thống tác chiến điện tử thuộc hàng “khủng” đủ khả năng vượt qua hệ thống phòng không Patriot.

Nhiều chuyên gia Mỹ phỏng đoán rằng, hệ thống tác chiến điện tử mới nhất của Nga được trang bị cho Iran đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch này, nó đã chế áp hệ thống radar phòng không của Mỹ và ngăn không cho nó hoạt động bình thường. Lực lượng và trang bị tác chiến điện tử của Nga có vị trí hàng đầu thế giới là điều không cần phải bàn cãi, Nga cũng có "truyền thống" viện trợ quân sự cho Iran, nhất là từ sau khi Nga tham gia vào cuộc nội chiến ở Syria năm 2015.

"Bóng ma" RQ-170 Sentinel của Mỹ cũng góp phần làm nên "tên tuổi" của tác chiến điện tử Iran. Nguồn: eastday.com.

Dưới sự hỗ trợ của Nga, Iran rất có khả năng bẻ khóa thành công một số thông số của hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, và đã phát triển các thiết bị tác chiến điện tử mới trên UAV chuyên nhằm vào những lỗ hổng này. Ngoài ra, Iran là một trong số ít các quốc gia Trung Đông xây dựng lực lượng tác chiến điện tử, ngoài ra Tehran cũng có kinh nghiệm đối với các các loại vũ khí công nghệ cao của Mỹ như UAV hay máy bay do thám. Trong quá khứ, hệ thống tác chiến điện tử của Iran được cho là cũng đã vô hiệu hóa chiếc máy bay trinh sát tàng hình RQ-170 Sentinel của Mỹ, ép nó phải hạ cánh.

 

Hệ thống phòng không Patriot của Mỹ đã được triển khai rộng rãi ở Trung Đông, nếu Iran thực sự có được phương pháp này thì chắc chắn Patriot sẽ trở thành đồ “trang trí”. Cũng có thể, ngành công nghiệp quân sự Iran chưa phát triển được công nghệ vi điện tử tiên tiến như vậy, việc có thể đột nhập chụp ảnh căn cứ Mỹ vào thời điểm đó là do hệ thống phòng không Patriot không hoạt động.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm