Quốc tế

Patriot có phải là vòm sắt không thể xâm nhập với Iran?

Sau khi truyền thông Nga đăng tải thông tin Iran vô hiệu hóa Patriot của Mỹ tại Iraq đã xuất hiện nhiều luồng thông tin về khả năng của Patriot và Iran.

Mỹ ép Thổ Nhĩ Kỳ trả lại Nga hệ thống S-400 mới bán cho tên lửa Patriot / S-400 Nga "đẳng cấp" hơn Patriot Mỹ gấp bội lần: Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua cả hai?

Ngày 8/4, trang Avia của Nga đăng tải trong một bài viết gây bất ngờ khi dẫn một báo cáo của Iran về việc nước này vô hiệu hóa thành công các hệ thống phòng không Patriot Mỹ triển khai ở Iraq.

Để chứng minh, phía Iran còn đưa ra bằng chứng cho tuyên bố của họ với những bức ảnh chụp các căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Iraq bằng máy bay không người lái (UAV). Một trong số đó có thể kể tới là căn cứ không quân Harir nằm ở Batas, phía Bắc Iraq (khu vực tự trị của người Kurd).

Patriot co phai la vom sat khong the xam nhap voi Iran?
Hệ thống Patriot của Mỹ.

Không rõ thời điểm những bức ảnh Iran công bố trước hay sau khi Mỹ triển khai các hệ thống phòng không Patriot tới Iraq, bởi với hệ thống phòng không của Mỹ ở Iraq, UAV Iran khó có thể tiếp cận được căn cứ quân như Harir.

Ngay khi thông tin này được đăng tải, đã xuất hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau về về Patriot và việc Iran có đủ năng lực để thực hiện phi vụ này? Để có câu trả lời rõ hơn về khả năng bất khả xâm phạm của Patriot, cần quay trở về thông tin vụ hệ thống Patriot thuộc phòng không Đức bị chiếm quyền điều khiển hồi đầu năm 2015.

Ngay sau vụ việc, tờ The Local dẫn nguồn từ Quân đội Đức cho biết, hacker đã tấn công các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của họ trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ giáp với Syria, được NATO triển khai tới khu vực này để bảo vệ thành viên của khối là Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi Patriot của Đức đang trong trại thái triển khai chiến đấu, chúng đột nhiên thực hiện các động thái bất thường "không giải thích được", trong đó có cả động tác sẵn sàng khai hỏa về phía không hề có mục tiêu.

Đặc biệt là trong thời điểm đó, các sĩ quan chỉ huy Đức đã xác nhận không hề đưa ra bất cứ mệnh lệnh nào. Dù không tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng khó hiểu trên nhưng chính giới quân sự Đức cũng nếu giả thuyết, có thể các hacker đã xâm nhập hệ thống chỉ huy-điều khiển của Patriot.

 

Không những vậy, chúng có thể đã thực hiện 2 hành động khác nhau, bao gồm chiếm quyền chỉ huy-điều khiển hệ thống tên lửa và đánh cắp dữ liệu từ hệ thống. Và mọi việc có thể tệ hại hơn nhiều nếu Patriot khai hỏa vào mục tiêu của NATO tại thời điểm đó.

Trong khi đó, dù không phải là cường quốc về tác chiến điện tử (EW) nhưng giới chuyên gia cho rằng, bất kỳ cường quốc quân sự nào trên thế giới cũng không thể xem thường năng lực tấn công áp chế của Tehran và ngay cả Mỹ cũng từng "nếm trải" cảm giác này.

Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vừa đưa ra tuyên bố: "Với trang bị hiện có, lực lượng EW của IRGC có thể vô hiệu bất kỳ hệ thống phòng thủ, máy bay, UAV nào nếu muốn".

Thực tế này đã được kiểm chứng khi hồi đầu năm 2019, đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran đã xâm nhập được vào thẳng trung tâm chỉ huy UAV Mỹ và kiểm soát gần chục chiếc UAV tầm xa khi chúng hoạt động trên không phận Iraq và Syria.

"Có 7 chiếc UAV của Mỹ đã bị đặt dưới sự kiếm soát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin những chiếc UAV này thu được đều bị chúng tôi theo dõi và chúng tôi được tiếp cận với những thông tin này cùng thời điểm với phía Mỹ", ông Amir Ali Hajizadeh cho biết.

 

Để chứng minh cho tuyên bố của mình, IRGC đã cho công bố đoạn video dài gần 3 phút trích xuất từ hình ảnh mà những chiếc UAV Mỹ thu được khi âm thầm hoạt động tại Iraq và Syria. Cùng với đó, còn có hình ảnh một chiếc UAV Mỹ lao thẳng xuống đất do bị ép hạ cánh.

Mặc dù vậy, vị tướng Iran đã không tiết lộ khí tài nào đã thực hiện cuộc tấn công. Và với năng lực áp chế từ xa của Iran và với khả năng phòng vệ không thực sự mạnh của Patriot, giới chuyên gia cho rằng, chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm