Quốc tế

Nga khai thác Starlink ‘miễn phí’ ở Ukraine khiến Mỹ khó chịu

Quân đội Mỹ không hài lòng vì những thiết bị kết nối internet Starlink, được viện trợ cho Ukraine hiện đang bị chính đối thủ của họ khai thác và sử dụng miễn phí.

Xe tăng phương Tây sắp được nâng cấp hỏa lực sau 50 năm? / Tiêm kích F-35I Adir trở thành át chủ bài đẩy lui đe dọa từ Iran

Theo Bulgarian Military, Lầu Năm Góc xác nhận rằng Quân đội Nga đang tận dụng các thiết bị đầu cuối liên lạc vệ tinh Starlink của Mỹ, cho các hoạt động của họ tại vùng chiến sự Ukraine.

John Plumb, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Chính sách Vũ trụ tiết lộ với giới truyền thông rằng, người Nga có thể mua những thiết bị này thông qua các quốc gia khác.

Ấn phẩm Breaking Defense cũng lưu ý rằng, Washington cùng với Kiev và SpaceX - công ty tư nhân dẫn đầu trong lĩnh vực vũ trụ, đang phối hợp thực hiện các nỗ lực nhằm hạn chế việc Quân đội Nga sử dụng công nghệ Starlink ở Ukraine.

Quân đội Nga đang khai thác Starlink

Những thông tin về việc Quân đội Nga sử dụng Starlink lần đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 2 năm nay. Theo báo cáo của tình báo Ukraine, Quân đội Nga đã sử dụng các thiết bị đầu cuối Starlink trên chiến trường, chủ yếu tại những khu vực dưới sự kiểm soát của họ.

Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng Ukraine đã chia sẻ một đoạn âm thanh trên Telegram vào ngày 11/2, coi đây là bằng chứng về việc binh lính Nga sử dụng Starlink.

Đoạn ghi âm, được cho là chứa cuộc trò chuyện giữa hai thành viên thuộc Lữ đoàn dù 83 của Nga đang thảo luận về việc lắp đặt các thiết bị đầu cuối ở miền Đông Ukraine. Quy mô sử dụng hoặc phương thức mua sắm cho các thiết bị đầu cuối này không được Tổng cục Tình báo Ukraine tiết lộ.

Để đáp lại điều này, SpaceX, công ty vận hành các thiết bị đầu cuối Starlink, đã đưa ra tuyên bố vào ngày 8/2 trên nền tảng xã hội của mình rằng, họ không có liên kết kinh doanh với chính phủ hoặc Quân đội Nga và các dịch vụ của họ không mở rộng sang Nga. Elon Musk, người sáng lập SpaceX, đã xua tan mọi tin đồn về việc công ty của ông cung cấp thiết bị cho Nga trên trang cá nhân của mình vào ngày 11/2.

Một binh sĩ Nga với thiết bị kết nối internet Starlink.

Một binh sĩ Nga với thiết bị kết nối internet Starlink.

Vào ngày 3/4, trong một cuộc tuần tra định kỳ gần làng Tuzla của Romania, Cảnh sát biển nước này đã phát hiện ra một chiếc tàu nhỏ bị trôi dạt. Chiếc tàu không người lái này có nét giống một chiếc tàu cao tốc tìm kiếm và cứu hộ thông thường, từ lớp sơn cho đến thiết kế. Tuy nhiên, kiểu chuyển động bất thường của nó đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ.

Vào ngày 6/4, ba ngày sau khi được phát hiện, các phương tiện truyền thông Romania đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này phân loại vật thể bất thường này là “một tàu không người lái trên biển”. Điều thực sự khiến phát hiện này trở nên hấp dẫn là chiếc tàu được ngụy trang thành một chiếc thuyền tìm kiếm và cứu hộ đơn giản.

Các báo cáo không chính thức được đưa ra từ tài khoản Telegram của “Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ” của Nga cho biết, thiết bị này là một tàu cứu hộ cũ có lượng giãn nước 3 tấn và sử dụng thiết bị đầu cuối Starlink để điều khiển.

Các nguồn tin liên quan đến việc Quân đội Nga sử dụng Starlink không chỉ xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Một bằng chứng khác cho thấy các nhóm vũ trang ở Sudan có mối quan hệ với Quân đội Nga, cũng đang sử dụng các thiết bị đầu cuối vệ tinh Starlink.

 

Hệ thống Starlink

Starlink là một khái niệm internet vệ tinh được tạo ra bởi SpaceX, một công ty chuyên về lĩnh vực hàng không vũ trụ do Elon Musk thành lập. Dự án dự tính tạo ra một hệ thống gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ hoạt động trên quỹ đạo thấp của Trái đất.

SpaceX có kế hoạch cung cấp kết nối internet vệ tinh tới mọi khu vực trên hành tinh, ngay cả những vùng xa xôi và khắc nghiệt, đồng thời đảm bảo các dịch vụ của họ có giá cạnh tranh so với các đối thủ.

Mục đích cuối cùng của Starlink là nâng cao cơ sở hạ tầng Internet hiện có, mang lại kết nối nhanh chóng và đáng tin cậy đến những khu vực mà việc truy cập Internet tốn kém hoặc chưa từng tồn tại.

Mỗi vệ tinh Starlink đều có ăng-ten mảng pha, một công cụ cho phép vệ tinh tập trung tín hiệu vào một khu vực địa lý cụ thể trên Trái đất, từ đó cải thiện chất lượng và tốc độ kết nối internet.

 

Ngoài ra, mỗi vệ tinh đều được trang bị máy đẩy ion, chạy bằng krypton, cho phép các vệ tinh bay lên, di chuyển trong không gian và ghi nhớ sau khi vòng đời của chúng kết thúc.

Các vệ tinh này sử dụng tia laser để liên lạc với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền dữ liệu giữa các vệ tinh mà không cần các trạm thu trên mặt đất. Khả năng này cho phép cung cấp dịch vụ internet trên khắp các vùng biển và vùng sâu vùng xa.

Để sử dụng được internet từ hệ thống này, trước tiên cần có Starlink Kit để kết nối với mạng. Bộ phận độc đáo này bao gồm ăng-ten mảng pha, chân đế, nguồn điện và modem. Chức năng chính là duy trì liên lạc liên tục với các vệ tinh Starlink, đảm bảo kết nối internet của bạn luôn ổn định và nhanh chóng.

Binh sĩ Ukraine đang sử dụng hệ thống Starlink.

Binh sĩ Ukraine đang sử dụng hệ thống Starlink.

Một điểm đáng chú ý khác là vai trò của Starlink trong việc cung cấp thông tin tình báo và giám sát. Với phạm vi phủ sóng toàn cầu, dữ liệu thời gian thực có thể được chuyển tiếp nhanh chóng từ máy bay không người lái hoặc các kênh giám sát khác nhờ Starlink.

 

Điều này giúp cho người lính nhanh phóng phát hiện ra các chuyển động của kẻ thù và đánh giá đúng các mối đe dọa tiềm tàng.

Các hệ thống liên lạc thông thường có thể bị gián đoạn hoặc mất kết nối khi bị tấn công vào cơ sở hạ tầng. Còn mạng lưới Starlink được tạo thành từ hàng nghìn vệ tinh nên khó bị tấn công và gián đoạn. Ngay cả khi một số vệ tinh bị ảnh hưởng, những vệ tinh khác sẽ đảm nhận việc đảm bảo dịch vụ để không bị gián đoạn.

Cuối cùng, là ưu thế công nghệ mà Starlink có thể mang lại. Với dịch vụ internet tốc độ cao, độ trễ thấp rất phù hợp để hỗ trợ các công nghệ quân sự tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và hệ thống dựa trên đám mây. Nếu khai thác hiệu quả và triệt để những tính năng tiên tiến của hệ thống này, có thể giúp người sử dụng giành được ưu thế lớn trên chiến trường.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm