Quốc tế

Nga nâng cấp hệ thống phòng không Tor-M2 thành “sát thủ” diệt UAV

Theo Tập đoàn vũ khí Nga Almaz-Antey, một trong những mục tiêu chính của việc nâng cấp là giúp Tor-M2 chống lại máy bay không người lái (UAV) hiệu quả hơn.

Bí ẩn nguyên nhân thực sự khiến Mỹ ép Ukraine loại bỏ phi đội Tu-160 / Chuyên gia Singapore cảnh báo đại dịch mới do virus SARS-CoV-3

Chống UAV hiệu quả

Nga sẽ sửa đổi và nâng cấp ‘mạnh mẽ” hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2 của nước này. Đây là kế hoạch đã được tập đoàn sản xuất vũ khí Almaz-Antey công bố vào đầu tháng 9 này.

Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 của Nga. Ảnh: Defence Talk.com
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 của Nga. Ảnh: Defence Talk.com

Almaz-Antey cho biết họ có kế hoạch nâng cấp triệt để tất cả các tính năng chính của hệ thống – cả chiến đấu và vận hành, song từ chối cung cấp chi tiết về quá trình hiện đại hóa.

Hệ thống phòng không Tor được thiết kế để bảo vệ đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới, các tên lửa của hệ thống này có thể tiêu diệt mục tiêu ở bán kính 12 km và độ cao 10km. Đặc biệt, quá trình phát hiện, phân loại và tìm kiếm mục tiêu được thực hiện hoàn toàn tự động, người thao tác chỉ việc ấn nút khai hỏa.

Theo Almaz-Antey, một trong những mục đích chính của việc nâng cấp là giúp Tor chống lại máy bay không người lái hiệu quả hơn. Nhà phát triển đã gia tăng số lượng vũ khí trang bị của hệ thống phòng không Tor-M2 (từ 8 lên 16 tên lửa chuyên dụng) và chế tạo radar mới giúp nó phát hiện các mục tiêu nhỏ nhất trên không trung.

“Những tên lửa hiện tại quá tốn kém để thực hiện những nhiệm vụ như vậy. Vì thế công ty đang nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa cỡ nhỏ có giá thành phải chăng để đánh bại các phương tiện bay không người lái. Cuộc xung đột Nagorno-Karabakh năm 2020 cho thấy các vũ khí chống UAV rất cần thiết trong một cuộc chiến hiện đại”, ông Ivan Konovalov, Giám đốc Phát triển của Quỹ Thúc đẩy Công nghệ Thế kỷ 21 (Nga) cho biết.

Ông Ivan Konovalov lưu ý rằng, Azerbaijan đã sử dụng rất nhiều máy bay không người lái mang bom để phá hủy các phương tiên bọc thép của Armenia cũng như các hệ thống phòng thủ chống lại máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, gây hỗn loạn cho hàng ngũ của đối phương.

 

“Trước khi xảy ra xung đột, không quân đội nào thực sự đánh giá chính xác mối nguy hiểm mà máy bay không người lái gây ra. Giờ đây, mọi thứ đã rõ ràng. Vì vậy, Nga cần phải nâng cao khả năng của mình để vô hiệu hóa tiềm lực của UAV trên chiến trường’.

Cùng chung quan điểm này, Tổng biên tập Tạp chí Independent Military Review, ông Dmitry Safonov cho biết: “Bắn hạ máy bay không người lái là một trong những yếu tố thiết yếu của cuộc tập trận quân sự “Zapad 2021” mới nhất của Nga. Lần này, hệ thống phòng không Pantsir-M1 đã bắn hạ chúng bằng đạn pháo và các chỉ huy quân sự Nga yêu cầu rằng, những hệ thống phòng không tầm ngắn khác (ý nói Tor-M2) cũng phải có khả năng tương tự để loại bỏ mục tiêu như vậy ", ông Ivan Konovalov cho biết thêm.

Tại sao Tor-M2 cần có khả năng này?

Trong khi hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2 được lắp đặt trên khung gầm bánh xích thì hệ thống Pantsir-M1 được lắp đặt trên khung gầm bánh lốp. Tor-M2 ban đầu được chế tạo nhằm mục đích hỗ trợ và bảo vệ quân đội trong cuộc hành quân, vì các đường ray của bánh xích giúp nó có khả năng vượt qua bất kỳ chướng ngại vật tự nhiên nào, chẳng hạn như các vùng biên giới, những con đường gồ ghề, có địa thế hiểm trở.

Chuyên gia Safonov cho biết: “Tor-M2 đã ra tiền tuyến cùng với lực lượng bộ binh vì nó có khả năng san phẳng các chướng ngại vật, trong khi Pantsir-M2 phải lùi về vì nó không có khả năng đi xuyên rừng trong các cuộc tập trận”.

 

Ông nhấn mạnh rằng, một hệ thống phòng không đi kèm với các đơn vị bộ binh trong tuyến phòng thủ đầu tiên cần phải có khả năng bắn hạ các mục tiêu nhỏ trên không bằng vũ khí trên máy bay. Đặc biệt nếu UAV được gắn bom chùm.

Một trong những việc nâng cấp được thực hiện với hệ thống phòng không Tor được thông báo công khai cho đến thời điểm hiện tại, chính là chuyển đổi theo kết cấu module. Nói một cách đơn giản, các bộ phận của hệ thống có thể được tháo lắp tùy chỉnh. Bệ phóng tên lửa và radar bên trong có thể được gắn trên bất cứ phương tiện nào và bắn hạ các mục tiêu từ trên cao.

“Bộ Quốc phòng Nga đã thử nghiệm Tor trên một trong số các chiến hạm mới nhất. Họ cũng đặt lắp đặt hệ thống trên máy bay trực thăng để kiểm tra xem liệu nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không hoặc trên biển hay không. Theo tôi được biết, các quan chức đã tỏ ra hài lòng với kết quả thử nghiệm”, chuyên gia Safonov nói.

Đối thủ nước ngoài

Các chuyên gia quân sự cho rằng, rất khó để tìm được một hệ thống phòng không tương tự như Tor-M2 ở nước ngoài.

 

“Tor-M2 có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở góc quan sát 360 độ xung quanh nó, trong khi các hệ thống phòng không khác (chẳng hạn như Patriot của Mỹ) chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở góc quan sát 180 độ”, ông Konovalov cho biết.

“Bên cạnh đó, hệ thống Tor cũng cơ động hơn. Nó có thể bắn hạ mục tiêu khi đang di chuyển, trái lại Patriot phải dừng lại và chuẩn bị cho một trận chiến. Điều đó sẽ khiến nó mất nhiều thời gian hơn khi tiêu diệt mục tiêu”. Tuy vậy, hạn chế của Tor-M2 là chỉ có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa 16km, trong khi tầm bắn của Patriot lên đến 180km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm