Bí ẩn nguyên nhân thực sự khiến Mỹ ép Ukraine loại bỏ phi đội Tu-160
Pantsir vùng cực diệt gọn mục tiêu mặt đất / Iskander có tầm bắn lên đến 5000 km
Tạp chí Military Watch của Mỹ mới đây đã xuất bản bài viết, trong đó lý giải một số vấn đề liên quan đến việc giải trừ quân bị trong những năm đầu thời kỳ hậu Xô viết.
Họ đưa ra những nhận định đáng chú ý nhằm lý giải tại sao sau khi Liên Xô tan rã, phương Tây cố gắng loại bỏ toàn bộ phi đội máy bay ném bom chiến lược Tu-160 "Thiên nga trắng" còn lại ở Ukraine chỉ trong một thời gian ngắn.
Ban đầu có thông báo cho rằng việc làm trên nằm trong chương trình giải trù vũ khí hạt nhân, tức là phá hủy cả phương tiện mang phóng cùng với đầu đạn, đây là bước đi thông thường và không đáng để thắc mắc.
Nhưng tờ báo Mỹ tuyên bố mục đích chính của phương Tây nhằm tránh để Trung Quốc nắm được những công nghệ quan trọng của Liên Xô, từ đó tạo ra máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa của riêng mình.
"Sau khi Ukraine kế thừa 19 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 bởi sự tan rã của Liên Xô, có nhiều nguy cơ Bắc Kinh sẽ nhận được những công nghệ quan trọng nhất để chế tạo loại oanh tạc cơ này, vì vậy cần phải nhanh chóng hành động", Military Watch nhấn mạnh.
Bằng chứng gián tiếp về mối đe dọa như vậy được tạp chí Mỹ lấy làm ví dụ chính là hợp đồng bán tàu sân bay Varyag chưa hoàn thiện, cũng như một nguyên mẫu tiêm kích hạm T-10K.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia Trung Quốc đã có tàu sân bay đầu tiên của mình mang tên Liêu Ninh và sau đó họ chế tạo ra chiếc J-15 gần như giống hệt Su-33.
Tài liệu nói rằng: "Tất cả mọi nỗ lực nhằm hạn chế việc chuyển giao công nghệ có thể tạo ra máy bay ném bom chiến lược cho Trung Quốc đều do Mỹ cùng với các đồng minh thực hiện, điều này đã dẫn đến việc loại bỏ phi đội Tu-160 của Ukraine".
Tuy vậy một số chuyên gia tin rằng những lời giải thích nói trên có thể gần với sự thật nếu chúng xảy ra không phải vào khoảng những năm 1990, mà ít nhất là một thập niên sau đó.
Bởi vì thời điểm này đối với nước Mỹ, tiềm lực kinh tế và quân sự của Bắc Kinh còn hạn chế và "mối đe dọa từ Trung Quốc" không được các nhà chức trách "công khai hóa" như ngày nay.
Nhiều chính trị gia tại Washington và NATO lo sợ rằng lực lượng vũ trang Nga có thể nhanh chóng khôi phục tiềm lực quân sự và tiến hành thống nhất các nước cộng hòa mới tuyên bố độc lập.
Do vậy rất khó để khẳng định tuyên bố trên các phương tiện truyền thông Mỹ là nhất quán, rằng Thiên nga trắng bị cắt vụn để lấy kim loại chỉ vì lý do ngăn Ukraine bán chúng cho Trung Quốc.
Ngoài Tu-160, còn có không ít máy bay ném bom siêu thanh của hải quân Tu-22M3 cũng chung số phận, chúng bị tháo dỡ cùng đợt với những chiếc Tu-160 nói trên.
Một vài máy bay may mắn hơn thì được Ukraine bàn giao cho Liên bang Nga như một hình thức thanh toán các khoản nợ cũ và những chiến đấu cơ nói trên cho đến nay vẫn giữ vị trí xứng đáng trong thành phần tác chiến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo