Quốc tế

Nga 'níu cánh' tiêm kích Trung Quốc, Su-57

Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Viktor Sokirko về các máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc.

Tướng Iran chỉ thẳng điểm yếu "chí tử" của Hải quân Mỹ, Tổng thống Trump đừng ảo tưởng mà gây chiến / SAA tăng cường tấn công quân thánh chiến ở Idlib khi chúng từ chối thực hiện thỏa thuận

Khong lot the he 5: Nga 'niu canh' tiem kich TQ, Su-57
Trên ảnh: máy bay tiêm kích đa năng Nga thế hệ năm Su-57 (Ảnh: Xergey Bobylev / TASS)

Các máy bay tiêm kích thế hệ năm- đó đã là một linh vật, một báu vật được thần thánh hóa của những quốc gia có đủ năng lực chế tạo những “máy bay- phép thần” như vậy.

Và, dĩ nhiên, nước nào cũng ra sức ngợi ca kiểu máy bay thần của mình và soi mói tìm bằng được những nhược điểm trên máy bay cùng loại của đối thủ cạnh tranh để chê bai.

Theo chân Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng đã tham gia Câu lạc bộ hàng không “thế hệ năm” với các máy bay tiêm kích của mình là Su-57 (Nga) và J-20 (Trung Quốc).

Với Mỹ, kiểu máy bay được coi là máy bay chuẩn trong lớp này là F-22 “Raptor” đã “tạo nguồn cảm hứng” để thiết kế F-35 “Lightning”, Nga thì vẫn trung thành với truyền thống tận dụng tối đa những kinh nghiệm đã có trước đây, khai thác triệt để những ưu thế của dòng máy bay tiêm kích “Su”, còn với Trung Quốc- Trung Quốc đã không còn là Trung Quốc nữa nếu họ không sản xuất “hàng nhái Trung Hoa”.

Về hình dạng khí động học bên ngoài và các tính năng kỹ thuật, “Thành Đô” J-20 (theo phân loại của Trung Quốc thì J-20 thuộc thế hệ máy bay tiêm kích thứ tư, còn theo phân loại Phương Tây- thế hệ năm) làm chúng ta liên tưởng ngay đến các máy bay tiêm kích thế hệ năm của Mỹ, cũng như nguyên mẫu MiG-1.44 của Liên Xô-Nga,- "người Trung Quốc" (J-20) cực kỳ giống với mẫu MiG-1.44 thử nghiệm Liên Xô-Nga.

 

Mặc dù vậy, kiểu máy bay tiêm kích Trung Quốc này cũng tỏ ra là không đến nỗi nào.

Ở đây, tất nhiên, cũng cần phải nói rõ rằng dù J-20 có một số ưu điểm, trong đó có cả kiểu tên lửa “không đối không” PL-21 đa năng khá tốt, nó vẫn có một nhược điểm rất cơ bản.

(Đó là) Những máy bay tiêm kích này được trang bị các động cơ AL-31F do Nga sản xuất và tuy AL-31F có độ tin cậy hơn động cơ WS-10V của Trung Quốc rất nhiều, chúng vẫn chưa đạt được các tiêu chí động cơ thế hệ năm.

Khong lot the he 5: Nga 'niu canh' tiem kich TQ, Su-57
Chengdu (Thành Đô) J-20

Trên thực tế, quả đúng là các động cơ AL-31F vốn được chế tạo cho máy bay tiêm kích Su-27 của Nga đang cản đường tiến đến thế hệ năm cả của Su-57 (trong khi các động cơ này lại rất hiệu quả đối với máy bay tiêm kích Su-35 nhẹ hơn thuộc thế hệ 4 +++).

Nga đang tích cực thử nghiệm kiểu động cơ mới được biết đến dưới cái tên “Sản phẩm 30” có lực đẩy lớn hơn động cơ AL-31F, trong khi vẫn giữ được mức tiêu thụ nhiên liệu rất tiết kiệm- 670 gram nhiên liệu cho một kg lực (kgf) mỗi giờ ở chế độ bay hành trình.

 

Để so sánh, động cơ Pratt & Whitney F119 trang bị cho F-22 Mỹ có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn hơn nhiều- 1,943 kg nhiên liệu cho một kg lực mỗi giờ.

Khong lot the he 5: Nga 'niu canh' tiem kich TQ, Su-57
F-22

Người Trung Quốc hiện giờ rất để mắt tới kiểu động cơ mới này của Nga và cho rằng chính nó đã quyết định những tính năng tốc độ cao mới cho Su-57, nhưng dù vậy thì họ vẫn đang rất kỳ vọng vào tiềm lực sản xuất của chính mình- đó là động cơ Xian WS-15.

Hóa ra là, việc sao chép động cơ lại khó hơn nhiều so với sao chép hệ thống trang thiết bị điện tử, đặc biệt nếu biết rằng từ trước đến nay Trung Quốc luôn mua động cơ của Liên Xô trước đây, và sau này này là của Nga.

Dù biết rất rõ những "điểm yếu" này của máy bay tiêm kích thế hệ năm của mình hơn ai hết, Trung Quốc vẫn thường xuyên “bốc thơm” hết lời J-20 bằng cách nhấn mạnh những tính năng “lỗi lạc” của nó.

Theo Tờ Sohu, nó (J-20) không hề thua kém các máy bay khác thuộc thế hệ này, nếu tính sức mạnh vũ khí và chất lượng của hệ thống radar trên máy bay- J-20 có thể sánh ngang ngửa với máy bay tiêm kích F-22 của người Mỹ.

 

Người Trung Quốc cũng tự khen khả năng tàng hình của máy bay tiêm kích hạng nặng này, thậm chí còn khẳng định rằng nếu xét theo tiêu chí ứng dụng công nghệ “Stealth” (tàng hình), J-20 còn vượt trội so với máy bay tương tự của Mỹ (máy bay Su-57 của Nga chỉ được người Trung Quốc chấm điểm 3 trừ (trong thang điểm 5 của Nga, 3- là trung bình yếu-ND).

Máy bay tiêm kích J-20 hiện đã được đưa vào trang bị cho Không quân PLA và đang tích cực bay (như đã biết thì có ít nhất có 6 chiếc đang được thử nghiệm).

Những chiếc máy bay tiêm kích này liên tục bay trên các vùng biển phía Đông-Nam Trung Quốc và trên khu vực các hòn đảo tranh chấp trong khu vực quần đảo Trường Sa và quần đảo Điếu Ngư.

Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá cao những ưu thế của chiếc máy bay này của họ. Tờ Sohu (Trung Quốc) viết: “Ngày nay, J-20 có cấu hình khí động học độc đáo. Nó khác cơ bản so với F-22 và F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga.

Máy bay Mỹ tuy có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng lại có vấn đề với khả năng cơ động, và do đó chúng không phù hợp với các trận cận chiến. Còn Su-57 Nga thì hoàn toàn ngược lại- nó có các phẩm chất khí động học xuất sắc, nhưng lại kém về công nghệ tàng hình” .

 

Việc Trung Quốc đã hoàn thành một bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực vũ khí công nghệ cao đã được biết đến từ lâu và không có gì là lạ nếu nói rằng Bắc Kinh ưu tiên phát triển các công nghệ hiện đại.

Mỗi một thiết kế mới của Trung Quốc thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Đơn giản là vì nếu Quân đội Trung Quốc càng mạnh, thì càng khó gây sức ép lên đất nước này xét từ góc độ lợi ích kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều tính năng kỹ thuật của J-20 vẫn được giữ bí mật. Chỉ có các số liệu về kích thước, trọng lượng, cự ly bay và trần bay thực tế cùng một số thông tin không đầy đủ về vũ khí.

Trung Quốctự hào nhấn mạnh rằng toàn bộ phần thân máy bay tiêm kích này được lắp ráp tại Trung Quốc, trừ động cơ. Và động cơ sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc có thể phải đối mặt khi triển khai sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích thế hệ năm,- cho đến giờ họ vẫn chưa tự sản xuất được động cơ thích hợp.

Động cơ WS-10A của Trung Quốc hiện tại thuộc thế hệ bốn và có độ ổn định thấp, không chỉ thế, nó còn có tuổi thọ rất ngắn. Còn động cơ AL-31FN đã nói ở trên- kiểu động cơ trước đây được Nga bán cho Trung Quốc để nước này lắp cho các máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10 thì lại không đủ mạnh để trang bị cho J-20.

 

Tuy vậy, Trung Quốc cũng không đứng yên trong lĩnh vực phát triển vũ khí hàng không. Bắc Kinh đã bắt tay vào thiết kế kiểu máy bay tiêm kích tiếp theo. Dự án này được đặt tên là JJ và đến thời điểm này, một mẫu thử nghiệm JJ đã được giới thiệu (mặc dù mới trong diện hẹp).

Và, như tờ “Global Times” đưa tin thì chiếc máy bay này sẽ có khả năng tàng hình, một số lượng lớn vật liệu trong kết cấu máy bay sẽ là vật liệu composite. Ít nhất thì cũng có thông tin là nhóm các công trình sư thiết kế JJ đã được trao một giải thưởng nào đấy. Có nghĩa là, nhiều khả năng nó (JJ) sẽ là một máy bay tàng hình tốc độ siêu âm.

Tuy nhiên, vấn đề với động cơ phản lực mạnh đế trang bị cho các máy bay tiêm kích hiện đại Trung Quốc vẫn là vấn đề chủ yếu (đau đầu) nhất. Hiện vẫn còn một chiếc máy bay tiêm kích sắp có và "hết sức tiên tiến" nữa- một kiểu máy bay dự định sẽ được biên chế cho các tàu sân bay là J-31 cũng đang không có động cơ thích hợp.

Và, như các chuyên gia Trung Quốc nhận định, vấn đề (khó khăn này) có thể được giải quyết (nếu giải quyết được) không sớm hơn 2 năm nữa. Nhưng những vị chuyên gia Thiên triều nói trên lại không nói rõ cách thức giải quyết vấn đề này như thế nào- bằng động cơ của Nga hay là bằng động cơ do Trung Quốc tự sản xuất.

Còn ở Nga, các động cơ thế hệ thứ năm, trong đó có “Sản phẩm 30” tuyệt mật đã được thử nghiệm thành công, kể cả thử nghiệm trên các máy bay tiêm kích Su-57.

 

Theo những gì chúng ta được biết, động cơ máy bay mới trên là một động cơ phản lực có buồng đốt sau và có nhiều điểm giống với các mẫu trước đó thuộc dòng AL-31 và AL-41, tuy nhiên, tất cả các chi tiết, bộ phận của động cơ đều được thiết kế lại từ đầu và sử dụng những công nghệ hiện đại nhất.

Kết quả là tất cả các tính năng chủ yếu đều được cải thiện cho phép nó đạt các tiêu chí của động cơ thế hệ năm.

Liệu động cơ mới của Nga có được bán cho Trung Quốc hay không- hiện không ai biết. Nhưng về nguyên tắc- phải trang bị cho các máy bay tiêm kích của mình trước đã.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm