Quốc tế

Nga nói thật nguyên nhân lùi thời điểm trang bị tăng Armata

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu ấn định thời điểm trang bị T-14 Aramata và lý do trang bị dòng siêu tăng này chậm hơn kế hoạch.

Tác chiến điện tử Nga vượt quá sự tưởng tượng của NATO / Trung Quốc khen tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga ăn đứt tiêm kích Mỹ

Lô sản xuất thử nghiệm bao gồm xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và xe sửa chữa-phục hồi bọc thép trên nền tảng Armata ​​sẽ được chuyển giao cho Các lực lượng vũ trang Nga vào năm 2022.

"Đến năm 2022, việc cung cấp cho quân đội một lô sản xuất thử nghiệm gồm xe tăng T-14, xe chiến đấu bộ binh T-15 và xe sửa chữa - phục hồi bọc thép T-16 sẽ chính thức bắt đầu", Bộ trưởng Shoigu nói.

Nga noi that nguyen nhan lui thoi diem trang bi tang Armata
Tăng Armata.

Theo kế hoạch trang bị trước đó, lô hàng này sẽ được bàn giao cho quân đội Nga ngay trong năm 2021, tuy nhiên do quá trình thử nghiệm cấp nhà nước phải hết năm nay mới hoàn tất nên việc trang bị tăng Armata phải lùi lại một năm so với ban đầu, ông Shoigu nói thêm.

Khi chính thức được trang bị, T-14 Armata sẽ tạo nên bước tiến lịch sử trên thế giới trong lĩnh vực tăng thiết giáp bởi cỗ tăng này có thể tự xác định mục tiêu trên chiến trường mà không cần tổ lái can thiệp.

Khả năng đặc biệt này của Armata đã được chứng minh qua hàng loạt cuộc thử nghiệm trong thời gian qua. Việc tìm và chọn mục tiêu do siêu tăng tự thực hiện nhưng quyết định có khai hoả vào mục tiêu đã chọn hay không vẫn phụ thuộc vào con người.

"Hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS) của T-14 Armata có thể nhận biết các mục tiêu điển hình trên chiến trường, bao gồm xe tăng, trực thăng... Các yếu tố trí tuệ nhân tạo cho phép T-14 Armata tìm kiếm và xác định mục tiêu. Không có thiết bị quân sự nước ngoài nào sở hữu hệ thống điều khiển hỏa lực tương tự T-14 Armata", nguồn tin tiết lộ.

Theo Tập đoàn Rosoboronexport, để tìm kiếm và xác định mục tiêu, T-14 Armata sử dụng ống ngắm kết hợp cảm biến hồng ngoại và UAV trinh sát cỡ nhỏ.

 

Được coi là xe tăng thế hệ thứ ba duy nhất trên thế giới, T-14 Armata sở hữu bộ phận chiến đấu được điều khiển hoàn toàn từ xa, trong khi tổ lái ở trong một khoang bọc thép cách biệt với phần nhiên liệu và đạn dược. Trong trường hợp xe tăng bị bắn trúng, tổ lái có nhiều khả năng sống sót.

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, Alexander Mikheev, trong năm 2018, quân đội Nga đã ký hợp đồng mua 132 xe tăng T-14 và con số này trong tương lai là 2.300 xe.

Giá thành xe tăng T-14 Armata khi sản xuất hàng loạt đượcnhà sản xuấttiết lộ sẽ rất phải chăng. Ngoài Nga, hiện đã 6 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua xe tăng T-14 Armata cho quân đội của họ, trong đó có cả khách hàng tại Đông Nam Á.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm