Nga sẵn sàng cho Mỹ "mục sở thị" siêu tên lửa "quỷ satan"
“Quốc gia siêu anh hùng” bất ngờ là đối tác thương mại của Mỹ / Eurofighter Typhoon suýt bị bắn hạ khi tiếp cận căn cứ Hmeimim
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22/12 nói rằng Nga đã giới thiệu cho phía Mỹ tổ hợp tên lửa Avangard và sẵn sàng trong việc cho Washington “mục sở thị” tên lửa Sarmat.
“Chúng tôi đã nói với Mỹ bên lề ủy ban cố vấn song phương, cơ quan được thành lập vì (việc đàm phán gia hạn) hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới), rằng chúng tôi sẽ giới thiệu các hệ thống tên lửa Nga hiện sở hữu, bao gồm cả tên lửa siêu thanh. Động thái này xuất phát từ thực tế rằng chúng tôi sẵn sàng xếp cả tên lửa Avangard và Sarmat vào khuôn khổ của START mới, trong kịch bản hiệp ước này được gia hạn. Ngoài ra, chúng tôi đã cho phía Mỹ tận mắt quan sát hệ thống Avangard và ở một giai đoạn nhất định, chúng tôi sẽ sẵn sàng làm điều tương tự với Sarmat”, ông Lavrov nói.
Nhà ngoại giao Nga cũng nói rằng các hệ thống tên lửa khác mà Nga sở hữu không nằm trong phạm vi quy định của hiệp ước, tuy nhiên, Mosow sẵn sàng thảo luận về các vấn đề liên quan trong các cuộc trao đổi riêng rẽ.
Cuối tháng 11, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố một đội thanh sát viên của Mỹ đã lần đầu tận mắt xem xét hệ thống tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Avangard của Moscow, vũ khí có thể bay nhanh gấp 27 lần âm thanh.
Nga cho biết động thái này được thực hiện theo quy định của hiệp ước START mới, nhằm mục đích nhằm duy trì hiệp ước này một cách hiệu quả.
RS-28 Sarmat được Nga phát triển từ khoảng những năm 2009 và là phiên bản nâng cấp của tên lửa RS-36M, được NATO gọi với biệt danh "quỷ Satan" vào những năm 1970. Tên lửa Sarmat có tầm tấn công là 18.000 km với tổng khối lượng khi phóng đi là 208,1 tấn. Sarmat dài 35,5 mét, đường kính 3 mét và tải trọng nhiên liệu là 178 tấn.
Theo truyền thông Nga, Samart được cho có thể có sức công phá tương đương 8 triệu tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ. Nga đang nghiên cứu triển khai đầu đạn siêu thanh cho tên lửa này.
Hiệp ước New START được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký năm 2010. Đây là hiệp ước thay thế cho START I được Mỹ và Liên Xô kí trước khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Theo hiệp ước dự kiến hết hạn vào tháng 2/2021, Mỹ và Nga đồng ý sẽ giảm số lượng các tên lửa hạt nhân chiến lược xuống một nửa và hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược được triển khai xuống 1.550 đơn vị. Hiệp ước cũng giới hạn việc sử dụng các tên lửa đạn đạo liên lục địa và bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo