Vũ khí siêu vượt âm Nga bị nghi ngờ không thể vượt vận tốc Mach 10
Hiện tại đang có một luồng ý kiến nhận định rằng vận tốc tên lửa siêu vượt âm do Nga chế tạo không cao như công bố vì giới hạn vật liệu.
'EW Nga vô hại với vũ khí Mỹ' / Hé lộ vũ khí Mỹ dùng để giết tướng Iran
Mặc dù thực tế rằng Nga được coi là quốc gia đầu tiên đã phát triển, chế tạo, thử nghiệm thành công và triển khai vũ khí siêu âm, vẫn còn rất nhiều nghi ngờ xung quanh chủ đề này.
Một trong số đó là blogger nổi tiếng người Nga El Murid, người cho rằng tên lửa siêu thanh của Nga khó có khả năng tăng tốc trên tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh trong không khí).
Chính vì vậy, những lời quảng cáo về tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới mang tên Avangard có thể đạt tới vận tốc Mach 27 là rất đáng ngờ.
"Điểm quan trọng ở đây là ngay cả ở vận tốc Mach 10, nhiệt độ bề mặt tên lửa sẽ vào khoảng khoảng 6.000 độ ở các lớp không khí dày đặc và khoảng 4.500 độ ở tầng trên của bầu khí quyển".
"Ở vận tốc Mach 27 thì phải hiểu rằng nhiệt độ sẽ đạt đến mức năm chữ số (độ Celsius hay Kelvin không có gì khác biệt). Loại vật liệu nào có khả năng chịu được nhiệt độ như vậy, cá nhân tôi không biết".
"Tôi chỉ nhớ nhiệt độ nóng chảy của kim loại vonfram có tính chất rất bền là 3.400 độ, và cũng biết rằng vật liệu chịu nhiệt nhất thường được coi là hỗn hợp của các hbnium và tantalum có thể chịu nhiệt lên tới 4.200 độ C".
"Rõ ràng, họ đã tìm được thứ gì đó hoàn toàn khác biệt trong các phòng thí nghiệm bí mật của Nga", blogger El Murid mô tả tình huống kèm theo tất cả các bảng ví dụ trực quan.
Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng vấn đề loại bỏ ảnh hưởng nhiệt thực sự thường được đưa ra ngay cả bởi các chuyên gia, vấn đề này không có gì là mới hay bí mật cả.
Bên cạnh đó, trái với lập luận của blogger, các nhà phân tích chú ý đến thực tế rằng, ngoài Nga thì Trung Quốc cũng đã có vũ khí siêu vượt âm trong tình trạng trực chiến, thậm chí còn sớm hơn.
"Tại Trung Quốc, các tên lửa siêu thanh đã hoạt động được hơn 1 năm, tốc độ tương đương với tổ hợp Avangard của Nga. Không có gì cháy, không tan chảy và không nổ tung".
"Tuy nhiên, luôn có một người sẽ chỉ ra các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu chịu nhiệt đơn thuần mà hoàn toàn quên đi các vật liệu tổng hợp được thiết kế đặc biệt để loại bỏ ảnh hưởng của năng lượng nhiệt", chuyên gia chú giải.
Bên cạnh đó, Mỹ đã chứng minh khả năng chịu nhiệt của vỏ tên lửa siêu thanh của mình khi cho vũ khí trên bay với tốc độ Mach 9, dĩ nhiên là chẳng có gì bị phá hủy.
Lùi lại xa hơn, khi các đầu đạn tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới chưa ra đời thì các tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ cũ cũng đã chứng minh dễ dàng vượt qua giới hạn nhiệt độ bề mặt do ma sát không khí.
Chính vì vậy, giới phân tích cho rằng nghi ngờ của blogger trên về việc tên lửa siêu vượt âm thế hệ mới của Nga khó đạt tốc độ tới Mach 10 là hoàn toàn phi lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo