Quốc tế

Nga trang bị vũ khí đáng sợ hơn Zircon

Theo Thượng tướng Viktor Bondarev, cùng với tên lửa siêu thanh Zircon, tên lửa đạn đạo dưới đáy biển Skif sẽ cũng sẽ được trang bị cho Hải quân Nga.

Các cuộc thử nghiệm động cơ trực thăng mới nhất bắt đầu ở Nga / Tại sao Su-57 được triển khai ở miền Nam nước Nga?

Tướng Viktor Bondarev hiện là Chủ nhiệm Ủy ban phòng thủ và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, nguyên Tư lệnh Bộ đội đường không-vũ trụ Nga giới thiệu những chương trình vũ khí quốc gia sẽ được trang bị đến năm 2025 đã được Tổng thống Putin phê duyệt.

Hiện nay Nga đang có trong kho vũ khí của mình các máy bay ném bom chiến lược đa năng (Tu-160), tổ hợp tên lửa chiến dịch-chiến thuật với các tên lửa đạn đạo Iskander, tổ hợp tên lửa Sarmat, các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tuần dương hạm mang tên lửa siêu thanh Zircon, các tên lửa bố trí dưới đáy biển Skif.

Nga trang bi vu khi dang so hon Zircon
Tàu ngầm Nga phóng tên lửa Bulava.

Thượng tướng V.Bondarev cũng liệt kê một số tổ hợp vũ khí mạnh và các mẫu vũ khí khác của Nga nữa sẽ được đứng vào hàng ngũ trước năm 2025.

Trong số đó có máy bay tiêm kích – đánh chặn trong tương lai, máy bay không người lái tấn công, và các tên lửa chính xác mới. Trong số này, vũ khí được đặc biệt chú ý không phải là Zircon mà chính là Skif.

Cả Zircon và Skif đều là vũ khí để trang bị cho Hải quân Nga. Tuy nhiên, Skif là loại vũ khí mạnh hơn và được xếp vào lớp vũ khí hạt nhân kiềm chế (răn đe).

Tên lửa Skif do Phòng thiết kế phương tiện kỹ thuật biển Rubin thành phố Sant-Peterburg và Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeev bắt đầu triển khai thiết kế từ đầu những năm 1990.

Phòng thiết kế Rubin chịu trách nhiệm thiết kế thiết bị phóng, còn Trung tâm Makeev - thiết kế chính tên lửa Skif. Hiện hầu hết thông tin về Skif vẫn được bảo mật. Chính vì vậy, những thông tin về vũ khí này này đều không rõ ràng.

 

Trong số những đồn đại từ các nguồn thạo tin đó có cả thông tin là Skif mang 20 đầu tác chiến hạt nhân và bay tới mục tiêu ở tốc độ cận siêu thanh, bám theo địa hình.

Đặc biệt trong số đó có một số đầu tác chiến có "mức độ trí tuệ nhân tạo hóa" cao nhất chịu trách nhiệm chỉ mục tiêu cho các khối tác chiến khác còn lại có "hàm lượng trí tuệ nhân tạo" ít hơn.

Tên lửa Skif có thể có 3 phiên bản - hệ thống phóng được dỡ từ tàu ngầm B-90 Sarov ở chế độ ngủ dưới đáy biển chờ nhận lệnh phóng; tên lửa hành trình và đạn đạo được đặt trong một container vận tải đặc biệt có chức năng phóng, được cố định sẵn ở độ sâu lớn dưới đáy biển/hồ.

Và một phương tiện mang được trang bị động cơ tên lửa, theo lệnh sẽ di chuyển theo một hành trình nhất định đến tọa độ dưới nước đã định, sau đó phóng một tên lửa tầm trung tấn công mục tiêu trên mặt đất.

Ban đầu, người Mỹ phản đối việc phát triển loại vũ khí này và đòi cấm chúng, lo ngại khả năng xảy ra một vụ phóng ngoài tầm kiểm soát. Khi tên lửa ở trong giếng phóng, hoặc trong tàu ngầm, con người dường như đều ở gần nó, kiểm soát tình hình, có những phương án đã được chứng minh để ngăn chặn một vụ phóng ngẫu nhiên.

 

Đối với tên lửa đang nằm ở đâu đó ở phía dưới đáy nước và đợi tín hiệu radio, khó biết ăng-ten của nó có thể thu nhận những gì và vẫn chưa biết máy tính diễn giải những tín hiệu đó như thế nào.

Đây rõ lợi thế của tên lửa Skif so với tàu ngầm. Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đắt hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo, và có thể bị theo dõi bằng thủy âm. Trong trường hợp xảy ra xung đột, tàu ngầm hạt nhân có thể bị tiêu diệt, còn tên lửa bố trí dưới đáy thì không. Sẽ vô ích nếu tấn công hồ Baikal bằng vũ khí nhiệt hạch.

Nước làm suy yếu một cách hiệu quả đòn tấn công hạt nhân, và trong một container chứa có độ bền cao, Skif sẽ sống sót ngay cả khi xảy ra vụ nổ ngay trên nó. Về lý thuyết, có thể tạo ra một tên lửa thần kỳ, bay đến một hồ nước xa xôi của Nga và thả một quả ngư lôi chìm sâu có đầu đạn hạt nhân.

Nhưng đối với Mỹ, dò tìm Skif ở đáy biển không chỉ khó mà về nguyên tắc, là một nhiệm vụ bất khả thi. Skif cũng có lợi thế hơn so với tên lửa bố trí trong các hầm mỏ. Đối phương có thể cố gắng vô hiệu hóa các hầm lò bằng một đòn tấn công hạt nhân chính xác.

Hầm mỏ có hệ thống phòng thủ, nhưng ít nhất về lý thuyết, chúng vẫn có thể bị tấn công. Ngoài ra, các giếng phóng xây bằng bê tông hạng nặng và hệ thống bảo vệ tích cực của chúng đòi hỏi rất nhiều kinh phí. Skif nằm ở phía dưới đáy nước không cần tất cả những thứ này. Với cùng một khoản tiền, có thể được triển khai Skif nhiều hơn.

 

Nhữngkhu vực triển khai vũ khí hạt nhân của Nga trên đất liền có thể bị theo dõi khá chính xác từ vệ tinh, hệ thống Skif loại trừ được nhược điểm này. Theo giới quân sự Mỹ, rất khó để thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên để giải giáp tàu ngầm hạt nhân và các giếng phóng ICBM, với Skif điều đó càng không thể.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm