Quốc tế

Nga tuyên bố AGM-183A ARRW Mỹ thua xa Kh-47M2 Kinzhal

DNVN - Báo Nga cho rằng Mỹ đã tạo ra một tên lửa siêu thanh, nhưng không có máy bay chiến đấu nào có thể vận chuyển nổi nó.

Tổng thống Nga cam kết tăng gấp đôi số chiến hạm mang tên lửa Kalibr / Mỹ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW

Sự phát triển tích cực của phía Mỹ về vũ khí siêu vượt âm dẫn đến một vấn đề mới. Nếu ngày nay Mỹ có nguyên mẫu của một tên lửa siêu thanh và chúng ta đang nói về tên lửa AGM-183A, nhưng lúc này lại nảy sinh một chuyện khác đó là trong biên chế của Không lực Hoa Kỳ chẳng có một máy bay nào tương xứng với nó.

Trang Avia.pro cho rằng hiện tại người ta biết rằng tên lửa siêu thanh AGM-183A của Mỹ không chỉ thua kém Kh-47M2 Kinzhal của Nga trong tầm bắn, mà còn có những trở ngại đáng kể liên quan đến việc máy bay ném bom B-52 hoặc B-1B Lancer sẽ bắt buộc phải trở thành phương tiện mang vũ khí siêu thanh này.

Theo một số nguồn tin, chiều dài của tên lửa AGM-183A là khoảng 6,5 - 7 m và khối lượng của nó xấp xỉ 2 - 2,5 tấn, khiến loại vũ khí này hoàn toàn vô vọng để tích hợp trên tiêm kích, đặc biệt là khi việc phóng có thể được thực hiện xa hơn 800 km đến mục tiêu, giúp phía phòng thủ dễ dàng đánh chặn ngay cả máy bay mang loại đạn này.

Máy bay ném bom của Hoa Kỳ đã lỗi thời về mặt kỹ thuật và thể chất. Nếu chúng ta coi B-21 đầy hứa hẹn thì trong trường hợp này, Mỹ sẽ không có vũ khí siêu thanh trước năm 2025, nhận định của Avia.pro cho biết.

Kh-47M2 Kinzhal và AGM-183A ARRW là hai tên lửa siêu thanh phóng từ trên không đáng chú ý nhất hiện nay. Ảnh: Avia.pro.

Kh-47M2 Kinzhal và AGM-183A ARRW là hai tên lửa siêu thanh phóng từ trên không đáng chú ý nhất hiện nay. Ảnh: Avia.pro.

Mặc dù vậy, phía Mỹ cho rằng Nga đang cố tình "dìm hàng" tên lửa siêu thanh của họ như đã từng làm với tiêm kích tàng hình F-35, bởi tầm bắn của tên lửa AGM-183A cho dù chưa được công bố cụ thể nhưng ước tính con số này sẽ không dưới 2.000 km, thậm chí có thể còn lớn hơn rất nhiều, đạt tới trên 5.000 km chứ không phải chỉ vỏn vẹn 800 km.

Trong khi đó đầu đạn của tên lửa AGM-183A thuộc dạng đạn lượn siêu thanh, nó có quỹ đạo cực kỳ linh hoạt và không thể dự đoán trước, chưa kể vận tốc còn gấp đôi Kh-47M2 Kinzhal lên tới Mach 20.

Một chi tiết nữa cần quan tâm đó là để đạt tới vận tốc tối đa Mach 10 và vươn tới cự ly 2.000 km, Kh-47M2 Kinzhal sẽ yêu cầu tiêm kích MiG-31K phải phóng đạn ở độ cao 20 km và duy trì tốc độ Mach 2.

Tiêu chuẩn trên là cực kỳ ngặt nghèo và chỉ có chiếc MiG-31K mới làm nổi, nếu triển khai Kh-47M2 Kinzhal từ oanh tạc cơ siêu âm Tu-160 hay Tu-22M3 thì con số lý tưởng sẽ không thể đạt được.

 

Trong khi đó nền tảng mang phóng tên lửa AGM-183A bao gồm các loại máy bay ném bom chiến lược B-52H, B-1B hay B-2A có thể phóng đạn từ điều kiện thông thường mà vũ khí này vẫn đạt tới thông số tối ưu.

Qua những so sánh cơ bản trên có thể hiểu được vì sao giới chuyên môn cho rằng tên lửa AGM-183A của Mỹ vượt xa Kh-47M2 Kinzhal của Nga ở mọi chỉ số cốt lõi và Nga đang cố gắng gây áp lực để khiến chính giới Mỹ nghi ngờ và hủy bỏ vũ khí đầy nguy hiểm này.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm