Quốc tế

Nga và Trung Quốc thách thức sự thống trị của tàu sân bay Mỹ

Business Insider nhận định, mặc dù thực tế là hàng không mẫu hạm Mỹ đã giữ vị trí hàng đầu trên biển trong nhiều năm, nhưng việc Nga và Trung Quốc đang phát triển năng lực tên lửa có thể khiến Mỹ mất ưu thế.

Đối thủ nặng ký với Su-34 của Nga đã xuất hiện ở Mỹ / ‘Thú mỏ vịt’ Su-34 trang bị thêm vũ khí, thay đổi chiến thuật hoạt động

Theo đó, Business Insider cho rằng, mối đe dọa lớn nhất là do tên lửa siêu thanh gây ra, tốc độ và khả năng cơ động của chúng khiến Mỹ không thể đánh chặn.

Nga và Trung Quốc thách thức sự thống trị của tàu sân bay Mỹ
Nga và Trung Quốc thách thức sự thống trị của tàu sân bay Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Vào cuối tháng 8/2020, Trung Quốc được cho đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm trung ra biển. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh trình diễn loại tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa, không chỉ có thể tấn công các mục tiêu trên bộ mà còn cả các mục tiêu trên biển, ví dụ như tàu sân bay.

Theo ghi nhận tại Bắc Kinh, vụ phóng được thực hiện một ngày sau khi máy bay trinh sát U-2 của Mỹ tiến vào không phận Trung Quốc trong khu vực đang diễn ra hoạt động bắn đạn thật, được thực hiện “như một lời cảnh báo đối với Mỹ”.

Vào tháng 12/2020, Nga đã tiến hành vụ phóng thử lần thứ ba loại tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, đạt vận tốc Mach 8 và bắn trúng mục tiêu hải quân ở khoảng cách 450 km.

“Các cuộc thử nghiệm chỉ là bằng chứng mới nhất cho thấy tàu sân bay của Mỹ, từ lâu đã được coi là chúa tể đại dương, có thể sẽ sớm phải đối mặt với nguy cơ thật sự đe dọa sự tồn tại của chúng”, Business Insider viết.

Đặc biệt theo Business Insider, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, vị thế thống trị của các tàu sân bay Mỹ dường như đã được đảm bảo nhiều hơn, với các nhóm tàu sân bay đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc xung đột mà Mỹ can dự từ thập niên 1990. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, Washington bắt đầu đánh mất vị thế hàng đầu trên biển, chủ yếu do sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng.

 

Hàng không mẫu hạm của Mỹ mà Business Insider gọi là “một trong những vấn đề chính của Bắc Kinh”. Ví dụ, sự hiện diện của tàu chiến Mỹ đã giúp ngăn chặn cuộc xâm lược Đài Loan trong những năm 1950, và vào năm 1996, sau quyết định của Washington gửi hai nhóm tác chiến tàu sân bay, Bắc Kinh buộc phải thực hiện các bước để giảm căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Kể từ đó, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển khả năng quân sự. Hiện tại, Bắc Kinh tự hào có một trong những kho vũ khí tên lửa lớn nhất và tiên tiến nhất trên thế giới, 95% trong số đó vượt ra ngoài Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn mà Mỹ đã rút khỏi vào năm 2019 và Trung Quốc chưa bao giờ là một bên tham gia.

Theo Business Insider, tên lửa siêu thanh là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hàng không mẫu hạm, vì chúng có tốc độ quá nhanh khiến hệ thống phòng thủ tên lửa khó ứng phó một cách hiệu quả, đồng thời khả năng thay đổi đường bay của tên lửa khiến chúng hầu như không thể bị đánh chặn.

Trung Quốc có một số tên lửa siêu thanh được đưa vào sử dụng cùng một lúc như DF-17 và DF-100. Ngược lại, Nga hiện đang phát triển một số tên lửa siêu thanh, trong đó hứa hẹn nhất là Zircon.

“Mặc dù thực tế là vẫn chưa rõ khả năng của các loại vũ khí mới của Nga và Trung Quốc, nhưng các cuộc thử nghiệm do các nước này tiến hành cho thấy mối đe dọa đối với sự thống trị của hàng không mẫu hạm Mỹ”, Business Insider kết luận.

 

Zircon là tên lửa hành trình siêu thanh đầu tiên trên thế giới có khả năng bay khí động học trong thời gian dài với khả năng cơ động trong các lớp dày đặc của khí quyển, sử dụng lực đẩy của động cơ riêng trong suốt hành trình, trong khi tốc độ của đạt Mach 8 và phạm vi bắn tối đa lên đến 1.000 km. Tổ hợp có thể tấn công cả mục tiêu trên mặt đất và trên mặt đất với hiệu quả ngang nhau.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm