Nga vạch hướng giải quyết, nêu điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine
Lý do Mỹ sẽ không cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS / "Bầy đàn" UAV của Ukraine ngăn đà tiến của Nga ở Kharkov?
"Nga sẵn sàng tổ chức một cuộc đối thoại về Ukraine dựa trên việc xem xét lợi ích của chúng tôi. Lập trường của chúng tôi về giải pháp toàn diện, bền vững và công bằng cho cuộc khủng hoảng (Ukraine) vẫn không thay đổi", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói với hãng tin Tass (Nga) hôm 5/6.
"Để điều này xảy ra, trước hết, các nguyên nhân ban đầu của cuộc khủng hoảng phải được giải quyết và các thực tế địa chính trị và lãnh thổ hiện tại phải được thừa nhận", ông Galuzin nói thêm.
"Phương Tây phải ngừng cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine và chính quyền Kiev phải chấm dứt các hoạt động quân sự của mình", nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin (Ảnh: Tass).
Ông Galuzin cảnh báo nguồn cung vũ khí vô tận của phương Tây cho Ukraine "chỉ kéo dài xung đột và làm gia tăng thương vong cho dân thường".
Theo ông, Moscow đang nhận thấy nguy cơ ngày càng tăng về việc "vũ khí lan rộng khắp thế giới và rơi vào tay những kẻ khủng bố và các nhóm tội phạm".
"Thật không may, vẫn còn một nhóm người ở châu Âu và Mỹ theo đuổi mục tiêu gây ra thất bại chiến lược cho Nga và sẵn sàng hy sinh một cách mù quáng lợi ích của đất nước và dân tộc họ, đẩy họ đến bờ vực thẳm", ông Galuzin tuyên bố.
Cùng ngày, Alexander Borodai, thành viên Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga và chỉ huy Lữ đoàn xung kích số 7 của Quân đoàn xung kích tình nguyện tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, nhận định với Tass rằng, khi các tuyến phòng thủ của Ukraine thất bại, bước đột phá của Moscow sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới phương Tây rằng sự hỗ trợ của họ dành cho Kiev là vô nghĩa.
"Sự hỗ trợ của phương Tây rất đa dạng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự hỗ trợ này có thể bị chấm dứt trong tương lai gần. Chúng ta nên kỳ vọng rằng sự hỗ trợ này vẫn sẽ tiếp tục. Vì vậy, bây giờ, cũng như trước đây, nhiệm vụ của chúng ta là để đạt được ít nhất một bước đột phá quan trọng trên tiền tuyến, sau đó tình hình có thể thay đổi hoàn toàn theo hướng có lợi cho chúng ta. Khi đó phương Tây sẽ nhận ra sự vô ích của việc hỗ trợ cho Ukraine", ông Borodai cho biết.
Ông Borodai tin rằng ngay khi tình hình ở Ukraine trở nên hoàn toàn vô vọng đối với phương Tây, họ sẽ giảm dần sự tham gia và bắt đầu tính toán tổn thất.
Trước đó, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Vyacheslav Volodin hôm 4/6 tuyên bố cách hiệu quả nhất và nhanh nhất để chấm dứt xung đột ở Ukraine là ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev.
Moscow nhiều lần cảnh báo việc phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine cho thấy thực tế các nước này đã tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Nga cũng cho rằng, những viện trợ này chỉ kéo dài xung đột, nối dài khổ đau cho người Ukraine thay vì có thể thay đổi tình hình.
Điện Kremlin nhiều lần khẳng định, Nga không bao giờ từ chối đàm phán với Ukraine, song Kiev cần chấp nhận "thực tế mới về lãnh thổ". Thực tế mà Moscow đề cập đến là việc các vùng lãnh thổ gồm Zaporizhia, Kherson, Lugansk, Donetsk sáp nhập vào Nga hồi tháng 10/2022 và bán đảo Crimea sáp nhập năm 2014 sau các cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.
Trong khi đó, Ukraine đưa ra công thức hòa bình, kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine, cũng như thành lập một tòa án để truy tố các quan chức hàng đầu của Nga vì phát động cuộc chiến. Nga đã bác bỏ đề xuất này vì cho rằng "xa rời thực tế".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?