Hé lộ kế hoạch bài binh bố trận của NATO nếu xung đột với Nga
Nga cảnh báo Mỹ về những sai lầm "chết người" ở Ukraine / Nga nêu cách nhanh nhất chấm dứt xung đột Ukraine
NATO nhất trí duy trì 300.000 quân trong tình trạng sẵn sàng triển khai trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga (Ảnh: AFP).
Báo Telegraph ngày 4/6 dẫn các nguồn thạo tin cho hay, NATO đang phát triển nhiều "hành lang trên bộ" để có thể đưa quân đội và thiết giáp của Mỹ ra tiền tuyến đề phòng xảy ra một cuộc chiến tranh lớn ở châu Âu với Nga.
Theo đó, lực lượng của Mỹ sẽ đổ bộ tại 1 trong 5 cảng ở châu Âu và di chuyển dọc theo các tuyến đường hậu cần đã được lên kế hoạch từ trước để đối đầu với một cuộc tấn công có thể xảy ra từ Moscow.
Các tuyến đường hậu cần đã trở thành ưu tiên hàng đầu kể từ khi các nhà lãnh đạo NATO đồng ý tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Lithuania vào năm ngoái về việc chuẩn bị 300.000 quân luôn trong tình trạng sẵn sàng cao độ để bảo vệ liên minh.
Theo các kế hoạch hiện tại, quân đội Mỹ sẽ đổ bộ vào các cảng ở Hà Lan trước khi lên các chuyến tàu tới Đức và tiếp tục đến Ba Lan.
Cụ thể, trong trường hợp Nga tấn công vào NATO, lực lượng Mỹ sẽ được chuyển đến cảng Rotterdam của Hà Lan trước khi được vận chuyển về phía đông. NATO cũng đang thảo luận ngầm về mở rộng các tuyến đường đến các cảng khác nhằm đảm bảo đường liên lạc trên mặt đất không bị Nga cắt đứt.
Nếu lực lượng NATO tiến vào từ Hà Lan bị Nga bắn phá hoặc các cảng Bắc Âu bị phá hủy, liên minh này sẽ chuyển trọng tâm sang các cảng ở Italy, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ các cảng của Italy, quân đội Mỹ có thể được vận chuyển bằng đường bộ qua Slovenia, Croatia tới Hungary, quốc gia có chung biên giới với Ukraine.
NATO cũng đưa ra những kế hoạch tương tự nhằm vận chuyển lực lượng từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp qua Bulgaria và Romania để tiếp cận sườn phía đông của liên minh.
Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu cũng vạch kế hoạch để vận chuyển quân qua các cảng ở vùng Balkan, cũng như qua Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.
Trên các hành lang này, quân đội các quốc gia NATO sẽ không bị hạn chế bởi quy định của địa phương và sẽ được tự do vận chuyển trang thiết bị mà không phải tuân thủ những hạn chế thông thường.
Trước đây, chính phủ Pháp từng phàn nàn rằng xe tăng của họ bị mắc kẹt ở biên giới nước ngoài bởi các quy trình quan liêu trong khi cố gắng triển khai ở Romania.
Các con đường Mỹ có thể đưa quân đến châu Âu nếu xảy ra một cuộc xung đột giữa NATO và Nga (Đồ họa: Telegraph).
Trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy kích hoạt hỗ trợ chung (JSEC) của NATO đã thay mặt liên minh thực hiện các cuộc đánh giá để khám phá các tuyến đường khác nhau có thể được sử dụng để triển khai lực lượng nhanh chóng trong trường hợp Nga tấn công.
Các cảng ở Bắc Âu, như Hà Lan, Đức và các nước Baltic được coi là đặc biệt dễ bị tấn công bằng tên lửa của Nga.
"Dựa vào quan sát và đánh giá xung đột Ukraine, chúng tôi quan sát thấy Nga đã tấn công các căn cứ hậu cần của Ukraine. Rõ ràng là các căn cứ hậu cần khổng lồ, như chúng ta biết từ Afghanistan và Iraq, không còn khả thi nữa vì chúng sẽ bị tấn công và phá hủy từ rất sớm trong tình huống xung đột", Trung tướng Alexander Sollfrank, người đứng đầu JSEC, cho biết.
Ông Sollfrank cảnh báo, NATO chỉ có 5% lực lượng phòng không cần thiết để bảo vệ sườn phía đông, đồng thời lo ngại về khả năng phòng không để bảo vệ các trung tâm hậu cần quan trọng của khối.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?