Quốc tế

Nga xâm nhập vào tình báo Đức để xác định vị trí pháo HIMARS ở Ukraine

Một số nguồn tin cho hay, tình báo Nga đã xâm nhập được vào cơ quan tình báo đối ngoại Đức (BND) - cơ quan được đánh giá cao trong cộng đồng tình báo phương Tây. Hiện Đức và các nước phương Tây đang lo ngại Nga đã nắm được một số thông tin tuyệt mật của họ.

Lý do Pháp chỉ viện trợ máy bay chiến đấu cũ Mirage 2000 cho Ukraine / Tổng thư ký NATO: Số đạn pháo Ukraine bắn mỗi ngày vượt xa khả năng sản xuất của phương Tây

Rò rỉ tình báo và nguy cơ bị tấn công vào cơ sở hạ tầng trọng yếu

Website tin tức Der Spiegel của Đức cho hay, một điệp viên tình báo Đức bị tố cáo đã tiết lộ bí mật quốc gia cho Nga và người này đã được trao nhiệm vụ tìm kiếm vị trí của các bệ phóng pháo phản lực cơ động cao HIMARS ở Ukraine.

nga xam nhap vao tinh bao Duc de xac dinh vi tri phao himars o ukraine hinh anh 1

Bệ phóng pháo phản lực HIMARS nhả đạn. Ảnh: US military news.

Theo tờ báo này, Carsten Linke, đặc vụ hàng đầu của tình báo Đức, đã được cơ quan tình báo Nga vào mùa thu năm 2022 giao nhiệm vụ gửi thông tin chính xác về vị trí của các hệ thống rocket HIMARS và Iris-T mà Mỹ và Đức đã cung cấp choUkraine.

Giới chức Đức được cho là không tin vào khả năng Linke đã gửi được thông tin này cho Moscow. Nhưng điệp viên này đã làm rò rỉ thành công thông tin từ cơ quan tình báo Đức (BND) về công nghệ liên lạc tuyệt mật. Đổi lại, cơ quan tình báo Nga có thể đã trả tiền mặt cho điệp viên Đức.

Theo tin tức từ báo Đức, các nhà điều tra đã khám phá ra một phong bao chứa một lượng tiền euro tầm 6 con số trong một ngăn đựng đồ thuộc về điệp viên này.

Carsten Linke, 52 tuổi, đã bị BND bắt giữ ngay trước Giáng sinh năm 2022. Các công tố viên coi ông là nguồn tiết lộ thông tin tình báo tuyệt mật nên họ hiện đang điều tra ông ta với cáo buộc phản quốc.

Nghi phạm thứ 2, Arthur Eller, bị bắt giữ vào tháng 1 và bị buộc tội phản quốc do đã hỗ trợ Carsten Linke cung cấp thông tin cho Nga. Tuy nhiên, Eller không phải là nhân viên cơ quan tình báo Đức.

Tình hình ở Ukraine hiện nay đang gia tăng nỗi sợ ở Đức về khả năng Nga tiến hành tấn công mạng vào Đức hoặc phá hoại ngầm cơ sở hạ tầng trọng yếu của nước này.

 

Châu Âu gồng mình bóc gỡ mạng lưới điệp viên Nga

Sau khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine, các cơ quan tình báo Mỹ và châu Âu đã nỗ lực tìm cách gây bất ổn cho mạng lưới điệp viên của Nga. Vụ điều tra nói trên của Đức xuất hiện sau khi có các cáo buộc về bóc gỡ các điệp viên Nga ở Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Ba Lan và Slovenia.

Giới chức an ninh Mỹ và châu Âu cho rằng, các cơ quan tình báo Nga đã hứng chịu nhiều thiệt hại trong năm 2022 hơn bất cứ thời điểm nào khác kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù vậy, họ vẫn e sợ rằng tình báo Nga vẫn còn những năng lực đáng kể.

Vụ việc ở Đức đã làm gia tăng mối quan ngại về các vấn đề an ninh chưa được giải quyết ở châu Âu. Nó cho thấy Moscow tiếp tục có được dòng chảy ổn định các tài liệu nhạy cảm từ chính một trong các cơ quan tình báo hàng đầu của châu Âu.

Berlin đã hạ thấp tầm ảnh hưởng của vụ việc trong các cuộc thảo luận với các cơ quan tình báo đồng minh nhưng các nguồn tin an ninh tuyên bố rằng nghi phạm Carsten Linke được tiếp cận các thông tin cực kỳ nhạy cảm.

 

Đức chỉ biết đến vụ xâm nhập tình báo nhờ vào một cơ quan tình báo đồng minh phương Tây mà ban lãnh đạo của BND từ chối nêu tên. Sau khi Đức biết được việc tình báo Nga đã thu được các tài liệu BND nhạy cảm, họ mới tiến hành cuộc săn lùng nội gián, với mục tiêu là Linke.

Tin tức cho hay, tính nghiêm trọng của vụ xâm nhập tình báo đã khiến chính phủ Mỹ, Anh và các nước khác giảm trao đổi tình báo với Đức.

Theo các nguồn tin trên truyền thông Đức, Linke và Eller lần đầu gặp nhau vào năm 2021 tại một sự kiện xã hội. Một số tin tức cho rằng một phần tử cực hữu ở Đức giới thiệu hai người này với nhau.

Vụ việc ở Đức xoay quanh việc một công dân Tây Âu bị nghi đã phản bội tổ quốc mình để giúp đỡ điện Kremlin. Trong khi đó, một số vụ việc khác liên quan đến các công dân Nga cố gắng vượt biên, xâm nhập các nước phương Tây.

Hồi tháng 6/2022, giới chức Hà Lan cáo buộc rằng họ đã ngăn chặn một gián điệp Nga xâm nhập Tòa án Hình sự Quốc tế bằng cách đóng giả một thực tập sinh người Brazil.

 

Theo các quan chức và biên bản tòa án, người đó là Sergey Cherkasov - một sĩ quan quân đội Nga được cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) cử ra nước ngoài hoạt động trong hơn một thập kỷ.

Cherkasov đã bị Hà Lan trục xuất và hiện đang ngồi tù ở Brazil sau khi bị buộc tội làm giả tài liệu. Nga phủ nhận anh này là một gián điệp nhưng lại yêu cầu Brazil dẫn độ anh ta với lý do anh ta là tội phạm ma túy đang bị truy nã.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm