Quốc tế

Nguyên nhân thúc đẩy quân đội Mỹ phát triển hệ thống 'cảm biến sâu'

Lầu Năm Góc đang tìm cách phát triển hệ thống có khả năng xác định, theo dõi, nhắm mục tiêu và tấn công đối thủ từ khoảng cách xa hơn và với độ chính xác cao hơn trong bối cảnh quân đội Mỹ đang xoay trục sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Lý do xe tăng chủ lực của phương Tây có thể trở thành 'mồi ngon' trên chiến trường Ukraine / Những nhân tố giúp hệ thống tên lửa HIMARS phát huy hiệu quả ở Ukraine

Tập đoàn Lockheed Martin đang tích hợp nguyên mẫu hệ thống TLS lên các phương tiện cơ giới của Quân đội Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin

Tập đoàn Lockheed Martin đang tích hợp nguyên mẫu hệ thống TLS lên các phương tiện cơ giới của Quân đội Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin

Theo tiết lộ của Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth và Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, Tướng James McConville, mục tiêu trên sẽ được thực hiện với cái gọi là “cảm biến sâu”.

Chìa khóa của nỗ lực này là một loạt các công cụ nhận thức tình huống đang trong quá trình phát triển, bà Wormuth cho biết tại hội nghị quốc phòng "McAleese & Associates" ở Washington, D.C.

Chúng bao gồm các hệ thống cung cấp khả năng nhận thức tình huống trên bộ (TLS), có thể hỗ trợ cho binh sĩ về tác chiến mạng hoặc tác chiến điện tử; Hệ thống Khai thác và Phát hiện chính xác cao (HADES), một máy bay trinh sát và giám sát được tích hợp các cảm biến tiên tiến; và trạm tìm kiếm và theo dõi để hỗ trợ nhắm chính xác mục tiêu tầm xa (TITAN), nhằm tập trung hóa và đẩy nhanh quá trình thu thập, phân tích và phân phối dữ liệu.

Bà Wormuth nói: “Yêu cầu đầu tiên đối với quân đội Mỹ vào năm 2030 thực sự là có thể 'nhìn và cảm nhận xa hơn và bền bỉ hơn' ở mọi cấp độ trên chiến trường, vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng. Vậy chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào? Chúng ta phải có khả năng thu thập và phân tích số lượng dữ liệu thô chưa từng có từ nhiều nguồn khác nhau”.

Đề xuất ngân sách năm tài chính 2024 của Lục quân Mỹ nhấn mạnh "cảm biến sâu" là cần thiết để giải quyết các thách thức ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi hiện diện của một số lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới. Đề xuất cũng nêu rõ kế hoạch chi 191 triệu USD cho HADES và 143 triệu USD cho TITAN.

 

Năm 2022, Mỹ đã giao cho tập đoàn vũ khí Lockheed Martin và General Dynamics Mission Systems nghiên cứu về các biến thể TLS, trong khi giao cho công ty Công nghệ L3Harris và Công nghệ Tín hiệu Ứng dụng Raytheon phát triển cảm biến HADES. Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hợp tác với Palantir và Raytheon để phát triển TITAN.

Các thỏa thuận trên có tổng trị giá hàng chục triệu USD. Văn phòng Điều hành Chương trình Tình báo, Tác chiến Điện tử và Cảm biến (PEO IEW&S), của quân đội Mỹ đã tham gia vào tất cả các dự án này.

“Để cải thiện khả năng cảm biến sâu của chúng tôi, Lầu Năm Góc đang đầu tư vào các công nghệ cảm biến, phân tích dữ liệu và hỗ trợ nhận dạng mục tiêu”, bà Wormuth thông tin thêm.

Về phần mình, Tướng McConville nói: “Nếu chúng ta định tấn công chính xác tầm xa, trước hết chúng ta phải nhắm được mục tiêu chính xác tầm xa. Để làm được điều đó, cần phải có khả năng cảm biến sâu”.

Khi Mỹ chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng với các đối thủ là cường quốc như Trung Quốc và Nga, các quan chức quốc phòng của Lầu Năm Góc đang nhấn mạnh vai trò của việc quan sát ở khoảng cách xa cũng như việc ra quyết định nhanh chóng.

 

Quan điểm này được tích hợp trong sáng kiến ​​Chỉ huy và kiểm soát đa miền liên hợp của Lầu Năm Góc (JADC2), trong đó một quân đội được liên kết liền mạch, với thông tin được truyền đến và đi một cách an toàn từ đất liền, trên không, trên biển, không gian và không gian mạng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm