Ngạc nhiên chiếc xe tăng Pháp mà Việt Nam từng dùng
Ghé thăm tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới / Triều Tiên bắn thử tên lửa, Mỹ-Hàn “toát mồ hôi” vì điều này
Chúng ta thường biết đến trong lịch sử bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam chủ yếu sử dụng các dòng xe tăng do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, sau năm 1975, quân đội ta có tiếp nhận đưa vào trang bị một số xe tăng của Mỹ (M41, M48) – chiến lợi phẩm thu giữ được từ quân đội VNCH. Trong ảnh, các xe tăng T-54 của bộ đội Lữ đoàn 203. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Thế nhưng, đáng ngạc nhiên là theo một số tài liệu, ta đã từng có trong trang bị ít nhất một chiếc xe tăng do Pháp chế tạo. Thậm chí, quân đội ta từng sử dụng nó tham gia chiến đấu gây thiệt hại lớn cho kẻ địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo đó, năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II của quân Lon Nol (Campuchia), bộ đội ta đã thu được một xe tăng hạng nhẹ AMX-13-75 trong tình trạng pháo không có khóa nòng. Chiếc xe này nằm trong số 40 chiếc mà chính phủ Pháp viện trợ cho Campuchia năm 1971.
Ngày 1/4/1972, Đoàn thiết giáp 26 đã sử dụng chiếc AMX-13-75 này (được Việt Nam gọi là M51) tham gia tiến công căn cứ Xa Mát (Tây Ninh). Dù pháo chính không bắn được, kíp lái đã dùng súng máy bắn yểm trợ bộ binh kết hợp với cho động cơ gầm rú uy hiếp tinh thần địch. Sau khi trận đánh kết thúc thắng lợi, xe bị hỏng nặng không thể khôi phục nên nên phải cho phá hủy tại trận địa. Với điều kiện thời đó, rất khó khăn để lưu lại những bức ảnh tư liệu về AMX-13-75.
Lục tìm tư liệu nước ngoài, AMX-13-75 là một phiên bản phổ biến của dòng xe tăng hạng nhẹ AMX-13 do hãng Atelier de Construction Roanne (Pháp) sản xuất suốt từ năm 1952-1987. Đây được xem là mẫu xe tăng huyền thoại, thành công nhất trong lịch sử nước Pháp, thậm chí vượt xa cả siêu tăng AMX-56 Leclerc đang phục vụ.
Sự thành công của AMX-13 thể hiện ở số lượng sản xuất tới 7.700 chiếc (thua xa T-54/55, nhưng là con số đáng nể ở Tây Âu), trong đó 3.400 chiếc được bán cho hàng chục quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, còn Quân đội Pháp sử dụng tới 4.300 chiếc. Hiện nay vẫn còn vài trăm chiếc phục vụ tại 6 quốc gia gồm: Argentina, Ecuador, Indonesia, Ma Rốc, Peru và Venezuela.
Theo thông số được nhà sản xuất cung cấp, AMX-13 nặng 14,5 tấn (chiến đấu), chiều dài gồm cả pháo 6,36m, rộng 2,51m, cao 2,35m, bọc giáp dày 10-40mm. Vì là xe tăng hạng nhẹ, ưu tiên cho tính cơ động nên giáp bảo vệ của AMX-13 nhìn chung thời bấy giờ không thể dày hơn.
Mặc dù không có lớp bảo vệ tốt, thế nhưng AMX-13 thời bấy giờ sở hữu hàng loạt công nghệ hiện đại - điều mơ ước với xe tăng Mỹ hay là Liên Xô.
Điển hình là cách thiết kế bên trong, các xe tăng truyền thống chủ yếu sử dụng kết cấu khoang lái – khoang chiến đấu – khoang động cơ. Còn AMX-13 thì ngược lại, động cơ được bố trí phía trước xe, nằm tiếp sau là buồng điều khiển, cuối cùng là buồng chiến đấu.
Điểm khác biệt và cũng là ưu điểm nổi bật có “1-0-2” thời bấy giờ là tháp pháo của AMX-13 trông khác hẳn với tháp hình cầu của T-54/55 hay M48 Patton.
Cụ thể, tháp pháo AMX-13 được gọi là thiết kế dạng đung đưa (oscillating) hay còn gọi là trục quay (trunnion). Nó gồm hai phần: trên và dưới. Phần dưới được lắp như tháp pháo trên các xe tăng thông thường. Phần trên với pháo chính được gắn vào hai trục nâng, có thể di chuyển theo phương thẳng cho pháo thủ khi ngắm mục tiêu….
Kiểu thiết kế này được cho là nhằm tạo điều kiện lắp hệ thống nạp đạn tự động – công nghệ rất mới lúc bấy giờ, và chỉ được Liên Xô áp dụng từ đời xe tăng T-64 trở đi. Do đó, kíp lái xe tăng chỉ cần 3 người gồm: lái xe, trưởng xe và pháo thủ.
Bên trong tháp pháo được trang bị hộp tiếp đạn dạng ổ quay với 6 viên đạn trong mỗi hộp. Về nguyên lý hoạt động, do sự giật về phía sau của nòng pháo, trong hộp tiếp đạn xảy ra sự xoay và đẩy (giải phóng) viên đạn tiếp theo – sẽ trượt và được đưa lên tang quay, có trục khớp với trục nòng pháo. Sau đó viên đạn được đẩy tự động vào nòng và pháo thủ đạp cò khai hỏa.
Về hỏa lực pháo, rất nhiều phiên bản AMX-13 được lắp các kiểu pháo cỡ nòng khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại thì có 3 nhánh chính gồm: pháo 75mm, 90mm và 105mm. Chiếc AMX-13-75 mà Việt Nam từng sử dụng được trang bị pháo 75mm FL-10.
Theo mạng Military-Today, pháo FL-10 75mm được phát triển trên cơ sở khẩu 75mm L/71 trang bị trên các xe tăng Panther của Pháp. Loại pháo này có thể xuyên giáp dày 170mm ở cự ly bắn tới 2km. Rất tiếc, vì thiếu khóa nòng cũng như đạn dược mà bộ đội ta đã không được thử nghiệm uy lực của pháo này cũng như tốc độ bắn “chóng mặt”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo