Quốc tế

Ngạc nhiên lớn khi thủy phi cơ DHC-6 Việt Nam có thể mang tên lửa chống hạm

DNVN - Nhờ được trang bị radar EL/M-2022A cùng hệ thống quang điện tử MiniPOP mà thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam có thể xác định mục tiêu mặt biển một cách khá chính xác.

Tên lửa Fakour-90 - khắc tinh của máy bay ném bom chiến lược B-52? / Bất ngờ cách xe tăng Trung Quốc “ẩn thân” dưới mưa tên lửa

Hiện tại trong biên chế Không quân Hải quân Việt Nam có phi đội 6 chiếc thủy phi cơ 6 chiếc thủy phi cơ lưỡng cư DHC-6-400 Twin Otter, với trị giá mỗi chiếc là 5,6 triệu USD do công ty Virking Air của Canada chế tạo.

DHC-6-400 Twin Otter có trọng lượng cất cánh tối đa 5.670 kg, chở được 19 người. Trần bay lý thuyết là 7.620 m trong khi trần bay thực tế là 7.431 m. Tốc độ đồng hồ lớn nhất ở độ cao 2.000 m là 307 km/h và thời gian bay tối đa là 6 giờ 51 phút.

Chiếc thủy phi cơ lưỡng cư này có thể mang cấu hình cất hạ cánh thông thường trên đường băng hoặc lắp thêm bộ phao nổi để vừa có thể cất hạ cánh trên mặt nước lẫn trên sân bay đất liền như chiếc không lắp phao.

Thủy phi cơ lưỡng cư DHC-6-400 Twin Otter của Không quân Hải quân Việt Nam

Thủy phi cơ lưỡng cư DHC-6-400 Twin Otter của Không quân Hải quân Việt Nam

Tuy nhiên thiết bị đáng chý ý nhất trên thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam lại là hệ thống radar giám sát hàng hải EL/M-2022A cùng với tổ hợp cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP.

Trong đó radar EL/M-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời".

Radar EL/M-2022A có tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý nhấn mạnh vào đặc điểm tương đương với radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị cho nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không đối không.

Bên cạnh đó, MiniPOP là hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao.

 

Dữ liệu hình ảnh từ MiniPOP sẽ được cung cấp cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân, đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar EL/M-2022A.

Cận cảnh radar EL/M-2022A trên thủy phi cơ DHC-6-400 của Không quân Hải quân Việt Nam

Cận cảnh radar EL/M-2022A trên thủy phi cơ DHC-6-400 của Không quân Hải quân Việt Nam

Như vậy với các trang thiết bị như trên, năng lực giám sát hàng hải của thủy phi cơ DHC-6-400 Twin Otter không thua kém gì những máy bay tác chiến không đối hải hiện đại nhất, nó chỉ thua kém ở vũ khí mang theo mà thôi.

 

Nhưng trong tương lai, nếu cần thiết thì chúng ta hoàn toàn có khả năng bổ sung giá treo trên cánh cho chiếc DHC-6-400 này để tích hợp thêm tên lửa chống hạm loại Kh-35 Uran-E hay KCT-15 do Việt Nam tự chế tạo.

Khi được lắp đặt vũ khí, DHC-6-400 Twin Otter sẽ "lột xác" trở thành phương tiện tấn công đường không cực kỳ lợi hại của Việt Nam, đảm nhiệm tốt vai trò bổ trợ cho các tiêm kích Su-30MK2 hay Su-22M3/M4 trong tác chiến không đối hải.

Phong Vũ (Theo Military-today)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm