Quốc tế

Nghịch lý: “Cái nôi sản xuất xe tăng”, Ukraine giờ đi xin cầu viện xe tăng của phương Tây

Tổng thống Zelensky đã yêu cầu NATO tặng hoặc bán cho Ukraine 500 xe tăng nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng từ các nước.

Nga yêu cầu báo giới không đăng lại bài phỏng vấn Tổng thống Ukraine; ông Zelensky: Moskva đang sợ / NÓNG: Lính dù Nga ồ ạt tiến quân cách Kiev chỉ 10 km - Nhiều máy bay Ukraine bị bắn rơi!

Khi cuộc giao tranh ở Ukraine đang bước sang tuần thứ 5, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã có bài phát biểu trước các nguyên thủ NATO tại một cuộc họp bất thường tại trụ sở của liên minh ở Brussels, Bỉ hôm 24/3.

"Chúng tôi chỉ cần 1%"

Trong phát biểu, khi kêu gọi hỗ trợ quân sự nhiều hơn, nhà lãnh đạo Ukraine tiết lộ đây là lần đầu tiên chính phủ của ông yêu cầu các thành viên NATO cung cấp hàng trăm xe tăng bên cạnh các vũ khí khí tài khác như máy bay chiến đấu, tên lửa chống tăng.

Nghịch lý: “Cái nôi sản xuất xe tăng”, Ukraine giờ đi xin cầu viện xe tăng của phương Tây - Ảnh 1.

Mẫu xe tăng T-80UD Ukraine xuất khẩu sang Pakistan. Ảnh: MilitaryWatch

Tổng thống Zelensky đã nhấn mạnh vấn đề về việc NATO tặng hoặc bán cho Ukraine 500 xe tăng: "Các bạn có ít nhất 20.000 xe tăng! Ukraine chỉ yêu cầu 1%!", . Đồng thời, ông cho biết, vấn đề là "chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, và điều tồi tệ nhất trong [xung đột] là không có câu trả lời rõ ràng cho các yêu cầu giúp đỡ".

Tuy nhiên, theo bài viết của chuyên gia phân tích quân sự Joseph Trevithick, đăng trên chuyên trang The War Zone của The Drive, không rõ các quan chức Ukraine có thể muốn mua hoặc nhận loại xe tăng nào từ các thành viên NATO. Bởi thực tế thì một số quốc gia trong liên minh quân sự này vẫn vận hành các loại xe tăng thời Liên Xô và các loại xe bọc thép khác, hoặc các sản phẩm dẫn xuất hiện đại hóa, tương tự như các thiết kế đã có trong biên chế của Ukraine.

Ngoài ra, ông Zelensky cũng nhắc lại yêu cầu bổ sung máy bay chiến đấu và ngầm chỉ trích việc NATO quyết định không triển khai vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine. Liên minh quân sự này cho đến nay vẫn kiên quyết không lập vùng cấm bay vì lo ngại nguy cơ bùng nổ xung đột trực tiếp với Nga, một bước leo thang nguy hiểm.

Các cuộc thảo luận về khả năng chuyển giao các máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô mà các thành viên NATO khác nhau vẫn sử dụng cho Ukraine đã sụp đổ, một phần là do lo ngại về nguy cơ leo thang với Nga.

Tổng thống Zelensky cho hay, chính quyền Ukraine cũng đang yêu cầu NATO cung cấp các hệ thống vũ khí cao cấp hơn, bao gồm cả bệ phóng tên lửa và tên lửa chống hạm không xác định.

 

"Thủ phủ" chế tạo xe tăng

Việc Tổng thống Ukraine kêu gọi viện trợ vũ khí không có gì lạ. Nhưng điều lạ ở đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo này yêu cầu cả xe tăng.

Bởi thực tế là Ukraine từng là "thủ phủ" chế tạo xe tăng dưới thời Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia nắm giữ trong tay số lượng vũ khí hiện đại lớn nhất ở ngoài lãnh thổ Nga và được kỳ vọng sẽ trở thành một cường quốc công nghiệp lớn.

Nghịch lý: “Cái nôi sản xuất xe tăng”, Ukraine giờ đi xin cầu viện xe tăng của phương Tây - Ảnh 2.

Mẫu xe tăng T-64 đã lỗi thời nhưng vẫn được quân đội Ukraine sử dụng. Ảnh: MilitaryWatch

Theo ông Trevithick, Mỹ là khách hàng mua xe tăng quen thuộc của Ukraine. Washington không chỉ tìm cách mua một số loại xe bọc thép mới nhất của Nga và các thiết bị khác, mà còn cả các mẫu vũ khí mới nhất của Ukraine. Hồi tháng 10/2021, Kiev tiếp tục bán bí mật quân sự khi đồng ý chuyển giao cho Mỹ các xe tăng tối tân nhất của mình là T-84 Oplot với giá 7 triệu USD.

 

Đây không phải lần đầu Ukraine bán thiết bị quân sự của mình cho Mỹ. Từ năm 1993-2014, Kiev cũng đã bán hàng chục chiếc xe BMP-2 và BMP-3 cho Mỹ.

Dù mẫu xe tăng mới nhất của Ukraine không được đánh giá cao nhưng Mỹ vẫn nhất quyết mua.

Người Mỹ chủ yếu quan tâm đến lớp vỏ giáp của những chiếc xe tăng này và muốn nghiên cứu kỹ lưỡng công nghệ của đối thủ, vốn có từ thời Liên Xô.

Ngoài ra, ông Trevithick nhận định, chỉ vì lo xuất khẩu, Ukraine rơi vào tình trạng thiếu xe tăng nghiêm trọng. Cho đến nay, quân đội Ukraine chỉ có khoảng 6 chiếc Oplot-M do chính mình sản xuất dù mục tiêu đề ra là biên chế 160 chiếc.

Và nhất là từ cuộc xung đột ở miền Đông, Ukraine bị mất rất nhiều xe tăng.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm