Ngỡ ngàng: Trung Quốc có tới 4 tàu sân bay khổng lồ
Nếu bỏ qua yếu tố Hải quân Trung Quốc thì hiện trên cả đất nước Trung Quốc đang có tổng cộng 4 tàu sân bay do Liên Xô và nước này tự chế tạo.
Tàu sân bay Anh mang đầy F-35 chuẩn bị tới biển Đông / Nga sẽ đặt đóng hai tàu sân bay trực thăng đầu tiên tại Crimea vào năm 2020
Tuy vậy, nếu tính riêng trên cả lãnh thổ Trung Quốc thì đúng ra nước này hiện có tổng cộng 4 tàu sân bay. Hai chiếc còn lại một nằm ở Thiên Tân với tên gọi ban đầu là Kiev và một ở Thâm Quyến mang tên Minsk. Chúng vốn là các tàu sân bay cũ của Hải quân Liên Xô, sau khi dừng hoạt động được bán lại cho Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
Chính xác hơn, tàu sân bay Kiev và Minsk trong phân loại của Hải quân Liên Xô là “tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay”. Trong ảnh là tàu sân bay Minsk khi còn hoạt động trong Hải quân Liên Xô với kết cấu một phần boong phóng máy bay và phần còn lại trang bị hệ thống tên lửa hành trình khổng lồ. Ảnh: Wikipedia
Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga không thể duy trì do chi phí quá lớn, dẫn tới việc chúng lần lượt bị cho nghỉ hưu đầu những năm 1990. Năm 1996, cả hai được bán lại cho các công ty tư nhân của Trung Quốc với "giá rẻ mạt". Ảnh: Wikipedia
Tuy vậy, khác với số phận tàu sân bay Varyag khi được Trung Quốc cải tạo thành Liêu Ninh (CV-16), cặp tàu sân bay Kiev và Minsk đều được chuyển thành công viên nổi. Có vẻ như việc cải tạo lại cặp tàu Kiev và Minsk quá khó khăn vì vốn dĩ kết cấu hai tàu này khác hẳn với tàu sân bay truyền thông. Ảnh: Wikipedia
Cặp tàu này đều có chiều dài tổng thể 273m, lượng giãn nước toàn tải 43.000 tấn. Tuy nhiên, kết cấu mặt boong phóng máy bay chiếm 2/3 tàu, phần còn lại được bố trí các hệ thống vũ khí "lộ thiên". Trong thiết kế ban đầu tàu Varyag cũng lắp vũ khí nhưng bố trí phía dưới mặt boong, do đó giữ được phần lớn mặt boong để phóng máy bay. Ảnh: Wikipedia
Boong phóng máy bay dài 53mm là không đủ để triển khai tiêm kích hạm chạy đà cất cánh. Thay vào đó, Hải quân Liên Xô chủ yếu trang bị trực thăng kèm tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 tồn tại sự thiếu tin cậy, mất an toàn cao. Ảnh: Wikipedia
Có lẽ vì việc sửa chữa lại quá phức tạp, đòi hỏi phải sửa gần hết kết cấu sàn tàu khiến Trung Quốc không mặn mà với hai chiếc tàu sân bay còn khá tốt này. Chúng lần lượt được neo giữ làm "Công viên hàng không Binhai" (Thiên Tân) và "Công viên thế giới Minsk" (Thâm Quyến). Trong ảnh, lối lên tàu sân bay Minsk ở Thâm Quyến. Ảnh: Wikipedia
Nhìn chung, người ta chỉ sửa lại ở bên trong nội thất phục vụ các hoạt động giải trí, bên ngoài con tàu không được sơn sửa gì nhiều khiến nó khá cũ. Mặt boong phóng máy bay bố trí hỗn độn các loại phi cơ cũ của Liên Xô, không hẳn chỉ tiêm kích Yak-38 hay trực thăng Ka-27. Ảnh: Wikipedia
Tới thăm Minsk, khách tham quan hiện được chiêm ngưỡng cả tiêm kích đánh chặn MiG-23 vốn chỉ “quen cất cánh từ mặt đất”. Ảnh: Wikipedia
Trực thăng tấn công Mi-24D trên boong tàu sân bay Minsk. Ảnh: Wikipedia
Cận cảnh hệ thống vũ khí chủ lực trên tàu sân bay Minsk – chúng vẫn được giữ nguyên, thậm chí nguyên cả quả đạn tên lửa hành trình từng được coi là nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Wikipedia
Theo thiết kế, tàu sân bay Minsk và Kiev trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm P-500 Bazalt (tầm bắn 500km); 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung M-11 Shtorm; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa; 2 pháo hạm AK-726; 8 pháo phòng không AK-630; 10 ống phóng ngư lôi 533mm và 1 bệ phóng bom săn ngầm SUW-N-1. Ảnh: Wikipedia
Quả đúng việc Liên Xô phân loại chúng là "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay" chẳng sai chút nào. Hỏa lực này khiến chúng chẳng cần đội tàu hộ tống, có thể độc lập tác chiến chống cả hạm đội tàu sân bay của đối phương. Ảnh: Wikipedia
Đáng tiếc là tiềm lực của Nga sau 1991 quá yếu đã không thể duy trì hạm đội 4 tàu sân bay loại này. Nếu không, giờ họ không phải loay hoay lo đóng tàu sân bay trực thăng như kiểu Mistral của Pháp. Ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Như chúng ta đã biết, hiện tại Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị tiếp nhận tàu sân bay thứ 2 trong lịch sử, và đồng thời cũng là tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo. Ảnh: Wikipedia