Quốc tế

Ngư lôi Poseidon Nga vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

DNVN - Một vài tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi sự phát triển những vũ khí mới của Quân đội Nga gồm ngư lôi Poseidon và tên lửa Burevestnik là "sự lãng phí tiền bạc".

Mỹ tăng giá bán F-35 vì... S-400 của Nga? / Su-35 thắng tuyệt đối Eurofighter Typhoon với tỷ số 12-0

Các chuyên gia quân sự Nga đánh giá tuyên bố từ phía Mỹ chỉ nhằm mục đích ngăn cản Nga phát triển vũ khí mới, và thậm chí tìm cách đưa chúng vào điều khoản ràng buộc của một hiệp ước cắt giảm phương tiện tấn công chiến lược.

Hiện tại, tàu ngầm không người lái (ngư lôi) 2M39 Poseidon trang bị lò phản ứng và đầu đạn hạt nhân có thể được xem là phản ứng cứng rắn từ Nga trước sự rút lui đơn phương của Mỹ khỏi Hiệp ước phòng thủ chống tên lửa.
Cần nhớ lại rằng hiệp ước đã được ký vào năm 1972 và Hoa Kỳ đã rút khỏi nó vào năm 2001. Từ năm 2002, hiệp ước ABM đã không hoạt động, sau đó Washington tiếp tục triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa từ Ba Lan, Romania đến Hàn Quốc.
Ngư lôi hạt nhân (tàu ngầm không người lái) Poseidon của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Ngư lôi hạt nhân (tàu ngầm không người lái) Poseidon của Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Tuy vậy, sự xuất hiện của ngư lôi Poseidon Nga chắc chắn sẽ "vô hiệu hóa" tính hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Đây là là phản ứng phi đối xứng, khiến cho toàn bộ mạng lưới cảnh báo và đánh chặn do Washington chế tạo đơn giản là vô nghĩa, bởi vì chúng không có khả năng chống lại các phương tiện dưới nước với tầm bắn gần như không giới hạn.
Mục tiêu của ngư lôi hạt nhân Poseidon không chỉ là tiêu diệt nhóm tấn công tàu sân bay, mà còn là cơ sở hạ tầng ven biển, hải cảng hay nhóm trú quân của kẻ thù... Điều quan trọng là một vài năm trước tại Hoa Kỳ, họ từng gọi Poseidon là vũ khí siêu tưởng, nhưng bây giờ Washington đã quan ngại và mong muốn đưa nó vào danh sách bị cấm.
Vũ khí - Khí tài
Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm