Quốc tế

Người dân Đức lạc quan hơn về triển vọng kinh tế

Nhiều nước châu Âu đang chứng kiến tín hiệu tích cực trong giai đoạn cuối năm, trong đó có Đức - nền kinh tế số 1 của châu lục.

Nhật Bản nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 / WHO kỳ vọng chấm dứt nhiều dịch bệnh trong năm 2023

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng điểm tháng thứ 3 liên tiếp cho thấy người tiêu dùng nước này đã bắt đầu cảm nhận được sự cải thiện, bất chấp các lo ngại suy thoái vẫn còn hiện hữu. Sau số liệu tháng 12 ở mức âm 40,1 điểm - đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 2 liên tiếp, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Đức tiếp tục được dự báo sẽ tăng lên mức âm 37,8 cho tháng 1/2023.

Chỉ số âm cho thấy hoạt động bán lẻ vẫn có xu hướng bị thu hẹp, tuy nhiên mức độ thu hẹp đã giảm tốc.

Ông Rolf Buerkl - Viện Nghiên cứu Tiêu dùng Xã hội Đức (GFK) cho hay: "Vào thời điểm cuối năm, lĩnh vực tiêu dùng đang dần thoát ra khỏi mức đáy của năm 2022. Chúng ta đã có thể thấy ánh sáng cuối đường hầm ngày càng rõ hơn. Tất nhiên chặng đường còn dài, nhưng tâm lý bi quan đang dần mất đi".

Người dân Đức lạc quan hơn về triển vọng kinh tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Gautamsawala.in)

Tuy đã có tâm lý lạc quan hơn, nhưng các chuyên gia cũng cẩn báo về các rủi ro phía trước. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng vẫn đang ở mức thấp và người dân Đức vẫn đang giữ thái độ cẩn trọng trước các diễn biến phức tạp về lạm phát và tình hình địa chính trị khu vực.

"Vật giá vẫn đang đứng ở mức cao, không chỉ năng lượng mà cả thực phẩm nữa. Tình hình Ukraine và các cuộc khủng hoảng khác như COVID-19 vẫn còn phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Điều này khiến nhiều người cảm thấy miễn cưỡng mỗi khi phải mua sắm hàng hóa, nhất là các mặt hàng giá trị cao", ông Rolf Buerkl nói.

Những gì đang diễn ra tại Đức cũng là xu hướng chung của cả Liên minh châu Âu (EU). Chỉ số niềm tin kinh doanh khảo sát vào các tháng 10, 11 và 12 đã được cải thiện và ngày càng tích cực sau khi đã chạm đáy lịch sử vào hồi tháng 9 năm nay.

Những tín hiệu về tăng trưởng ấn tượng trong chi tiêu mua sắm mùa Giáng sinh năm nay đã giúp mang lại một bầu không khí đầy kì vọng với nền kinh tế khu vực.

Ông Rolf Buerkl cho hay: "Mọi người vẫn chi tiêu khá mạnh tay cho các mặt hàng đồ chơi, vì các ông bố bà mẹ muốn mua quà cho con cái. Ngoài ra các mặt hàng bán chạy còn sách và đồ điện tử nữa. Các thẻ mua hàng và quà tặng dịp Giáng sinh cũng sẽ rất phổ biến".

 

Các dự báo mới đây cho thấy, GDP của các nước thành viên có thể tăng trưởng 0,3% năm tới, đồng thời lạm phát cũng sẽ đi xuống đáng kể so với năm 2022.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm