Quốc tế

Ukraine huy động súng thời Thế chiến và Sa hoàng để đối đầu với Nga

Súng máy thời Sa hoàng đã được Ukraine tái sử dụng trong giao tranh với quân Nga do súng có ưu điểm bắn liên tục được thời gian dài nhờ cơ chế làm mát bằng nước. Quân đội Ukraine cũng dùng cả lựu pháo thời Thế chiến II để đối đầu với Nga.

Ngành công nghiệp vũ khí ở Đông Âu bùng nổ giữa xung đột Nga-Ukraine / Máy bay Nga Su-35S phóng tên lửa diệt tiêm kích đối phương ở Ukraine

Xung đột vũ trang ở Ukraine đã chứng kiến sự trở lại của nhiều vũ khí có tuổi đời hàng chục thập kỷ. Cả Nga và Ukraine hiện sử dụng các vũ khí từ thời Liên Xô (sản xuất vào thập niên 1960 và 1970), được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Không những vậy, Ukraine còn sử dụng cả các vũ khí có từ thời Thế chiến II hoặc sớm hơn nữa. Một vũ khí như thế là khẩu súng máy Pulemyot Maxima 1910 (viết tắt là PM M1910) được quân đội Đế chế Nga sử dụng trong Thế chiến I và được Hồng quân Xô viết sử dụng trong Nội chiến Nga và Thế chiến II.

ukraine huy dong sung thoi the chien va sa hoang de doi dau voi nga hinh anh 1
Súng máy M1910. Ảnh: All4shooters.

Khẩu này bắt nguồn từ khẩu Maxim nguyên thủy - khẩu súng máy tự động hoàn toàn đầu tiên của thế giới, được nhà phát minh người Mỹ gốc Anh Hiram Maxim tạo ra vào năm 1884.

Đế chế Nga mua các loại vũ khí này từ Đức và Anh. Súng tỏ ra hiệu quả trong thời chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905. Sau đó người ta quyết định sản xuất loại súng này ở Nga. Tuy nhiên, phải đến năm 1910, việc sản xuất mới bắt đầu.

Theo Từ điển bách khoa Brittanica, khẩu Maxim là nhân tố chính khiến Thế chiến I được xem là “cuộc chiến súng máy”.

Súng máy Maxim M1910 và chiến sự Nga - Ukraine hiện nay

Hồi tháng 5/2022 đã xuất hiện các video và hình ảnh cho thấy khẩu súng máy M1910 Maxim được các lực lượng Ukraine sử dụng để chống lại quân Nga.

Truyền thông Nga chế nhạo Ukraine đã sử dụng thiết bị có tuổi cả thế kỷ, hàm ý nước này đang cạn kiệt vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, một bài viết trên tờ Economist cho rằng quân Ukraine sử dụng khẩu M1910 là do lựa chọn của họ chứ không phải vì thiếu vũ khí hiện đại.

 

Nhược điểm của khẩu M1910 là nó khá cồng kềnh so với hầu hết súng máy hiện đại. Khẩu này nặng tới 68kg và có tốc độ bắn chậm hơn nhiều (chỉ 600 phát/phút). Ưu điểm là súng sở hữu hệ thống làm mát bằng nước - hệ thống này đặc biệt phù hợp cho tác chiến thời hiện đại.

Các súng máy hạng trung hiện đại cũng bắn loại đạn 7,62mm giống khẩu M1910. Các súng đó có trọng lượng nhẹ hơn nhiều và dễ xách tay. Tuy nhiên, súng lại thiếu cơ chế làm mát bằng nước. Việc bắn liên tục dù chỉ trong 1 phút có thể khiến súng bị nóng quá, nòng súng bị biến dạng hoặc thậm chí khiến đạn nổ sớm.

Chính vì vậy, các súng máy hiện đại chỉ có thể bắn theo loạt ngắn. Đồng thời tổ tác xạ có thể phải mang theo một nóng súng dự phòng trường hợp nòng súng bị hỏng do tăng nhiệt quá mức.

Trong khi đó, nòng khẩu M1910 đang trang bị một lớp “áo đồng chứa nước” cho phép súng bắn liên tục trong thời gian kéo dài. Ngoài ra, giá cố định của vũ khí này cũng giúp việc ngắm bắn dễ dàng hơn.

Sự chú ý đến khẩu M1910 bắt đầu sau khi xung đột Ukraine - Nga nổ ra. Thế nhưng, quân Ukraine được biết đã sử dụng súng này từ ít nhất là năm 2018, đặc biệt tại Lữ đoàn Bộ binh cơ giới số 92.

 

Năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine khi đó là tướng Stepan Poltorak cho phép xuất một số khẩu M1910 từ kho vũ khí của chính phủ.

Theo một bản đánh giá năm 2012, Ukraine có 35.000 khẩu M1910 cất trữ trong kho - tất cả đều được sản xuất trong giai đoạn 1920 - 1950. Chỉ có một số nhỏ trong số này đã được sử dụng khi chiến sự Ukraine bùng nổ. Đấy không phải là vũ khí tiêu chuẩn nhưng sẽ được cấp khi có yêu cầu.

Khẩu M1910 được cho là hiệu quả tại các vị trí phòng thủ cố định hoặc trong công sự. Năm 2016, một binh sĩ Ukraine trong một cuộc phỏng vấn đã nói rằng khẩu súng rất chính xác ở cự ly 1km nhưng vẫn hiệu quả trong cự ly 3km.

Một số khẩu M1910 đã được hiện đại hóa. Trên mạng xã hội xuất hiện một số hình ảnh các khẩu súng máy cổ xưa này được gắn các kính ngắm “điểm đỏ” điện tử hiện đại.

Ngoài lực lượng vũ trang Ukraine, quân ly khai ở vùng Donbass cũng sử dụng súng máy M1910. Bên cạnh đó, súng cũng từng được sử dụng trên chiến trường Syria và Việt Nam.

 

Các hàng cổ khác được Ukraine tái sử dụng

Quân đội Ukraine cũng sử dụng các pháo mặt đất thời Thế chiến II như khẩu lựu pháo kéo tay M101 do Mỹ sản xuất và khẩu pháo D-44 do Nga sản xuất được phát triển vào thập niên 1940.

Khẩu M101, bắt đầu sản xuất vào năm 1941, là lựu pháo hạng nhẹ tiêu chuẩn được Mỹ sử dụng trong Thế chiến II, được triển khai ở các mặt trận châu Âu và Thái Bình Dương. Súng cũng được dùng trong Chiến tranh Triều Tiên.

Theo website Lục quân Mỹ, khẩu M101 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau, gồm đạn nổ, đạn cháy, đạn xuyên giáp, đạn khói và đạn hóa học.

Mỹ ngừng sản xuất pháo M101 vào năm 1953 và loại bỏ hoàn toàn pháo này vào năm 1989. Pháo được xuất khẩu rộng rãi sang vài nước. Hiện pháo này vẫn được sử dụng trên toàn cầu.

 

Gần đây, quân đội Ukraine nhận môt lô pháo M101 từ Litva, theo một thông cáo của Bộ Quốc phòng Litva ngày 7/9.

Khác với khẩu súng máy M1910, pháo kỷ nguyên Thế chiến II không có ưu điểm nào nổi bật so với vũ khí hiện đại. Các cỗ pháo này được sử dụng đơn giản để bổ sung cho Ukraine thật nhiều pháo trên thực địa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm