Nguyên nhân khiến PAC-3 Mỹ bị "mù" tại Iraq
Căn cứ có lính Mỹ ở Iraq bị tấn công bằng tên lửa / Nga xác nhận hợp đồng bán S-400 cho Iraq
Những cuộc tấn công của Iran được phát động vào rạng sáng 8/1 nhằm vào 2 căn cứ của Mỹ tại Iraq để trả thù cho tướng Soleimani thiệ tmạng do cuộc không kích của Mỹ.
Theo số liệu được cả Mỹ và Iran đưa ra, đã có tất cả gần 20 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn được Tehran sử dụng tấn công vào 2 căn cứ của Mỹ.
Nhưng điều lạ lùng là không có bất cứ một quả đạn đánh chặn nào của Mỹ được ghi nhận đã phóng lên dù hiện tại Lầu Năm Góc đang triển khai gần những căn cứ trên lá chắn tên lửa dày đặc với hàng chục hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3.
Thực tế này được giới chuyên gia cho rằng chỉ có thể được giải thích bằng việc toàn bộ hệ thống phòng thủ Mỹ đã bị hệ thống tá chiến điện tử (EW) của Iran áp chế.
Khả năng này đã được Thiếu tướng Amir Ali Hajizadeh thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) úp mở nói đến sau cuộc tấn công.
"Với trang bị hiện có, lực lượng EW của IRGC có thể vô hiệu bất kỳ hệ thống phòng thủ, máy bay, UAV nào nếu muốn", tướng Hajizadeh nói.
Theo ông, thực tế này đã được kiểm chứng khi hồi đầu năm 2019, đơn vị tác chiến đặc biệt của Iran đã xâm nhập được vào trung tâm chỉ huy UAV Mỹ và kiểm soát gần chục chiếc UAV tầm xa khi chúng hoạt động trên không phận Iraq và Syria.
"Có 7 chiếc UAV của Mỹ đã bị đặt dưới sự kiếm soát của chúng tôi. Toàn bộ thông tin những chiếc UAV này thu được đều bị chúng tôi theo dõi và chúng tôi được tiếp cận với những thông tin này đồng thời với phía Mỹ", ông Amir Ali Hajizadeh cho biết.
Để chứng minh cho tuyên bố của mình, IRGC đã cho công bố đoạn video dài gần 3 phút trích xuất từ hình ảnh mà những chiếc UAV Mỹ thu được khi âm thầm hoạt động tại Iraq và Syria. Cùng với đó, còn có hình ảnh một chiếc UAV Mỹ lao thẳng xuống đất.
Dù IRGC không nói về chủng loại cũng như nguyên nhân khiến chiếc máy bay này rơi nhưng khi quan sát hình ảnh được ghi lại cho thấy, nhiều khả năng chiếc UAV này của Mỹ đã bị ép hạ cánh khi xâm nhập vào một khu vực được cho là nhạy cảm trên lãnh thổ Syria.
Ngay trước khi thông tin chấn động về vụ Iran xâm vào thẳng trung tâm chỉ huy UAV của Mỹ được công bố, trang AMN đã có bài viết nói về vai trò của mạng lưới tác chiến điện tử (EW) Iran trong vụ bắt sống MQ-9 hồi cuối năm 2018.
Theo tướng Iran, hiện nay nước này đã tự phát triển 3 hệ thống EW khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.
Trong chiến tranh hiện đại, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng thủ không chỉ của Iran. Cùng với những hệ thống tự phát triển, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.
Tổ hợp 1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dải tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu. Mặc dù vậy, việc có phải hệ thống 1L222 Avtobaza có thể ép MQ-9 hạ cánh hay không vẫn đặt ra dấu hỏi lớn chưa có lời đáp.
Được biết, Avtobaza có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.
Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.
Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ.
Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.
Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc ép MQ-9, vô hiệu Patriot và trước đây là RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử lfa nhiệm vụ không quá khó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo