Quốc tế

Nguyên nhân Mỹ, Ukraine dùng An-30B bay trên lãnh thổ Nga

Mỹ và Ukraine bắt đầu thực hiện chuyến bay giám sát trên không phận Nga bằng máy bay An-30B theo "Hiệp ước bầu trời mở" (OST).

Tàu chiến Nga phóng hàng chục tên lửa Kalibr vào phiến quân Syria / Uy lực của thiết giáp AU-220M của Nga

Theo Zvezda, chuyến bay được thực hiện từ ngày 10-14/2: "Từ ngày 10 đến hết ngày 14 tháng 2, trong khuôn khổ thực hiệp OST, nhóm kết hợp giữa Mỹ và Ukraine thực hiện hoạt động bay quan sát trên không phận Liên bang Nga bằng máy bay trinh sát An-30B của Romania xuất phát từ sân bay Kubinka".

Máy bay An-30B.
Máy bay An-30B.

Theo chỉ huy Trung tâm giảm thiểu nguy cơ hạt nhân của Nga Sergey Ryzhkov, trong thời gian chuyến bay theo lộ trình đã được thỏa thuận, các chuyên gia Nga bay cùng sẽ giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các thông số bay và sử dụng thiết bị quan sát đã được quy định trong hiệp ước.

Không có thông tin nào về lý do khiến Mỹ và Ukraine lựa chọn bay trên chiếc An-30B nhưng theo giới chuyên gia, dù là chiếc máy bay có từ thời Liên Xô nhưng sau nhiều lần nâng cấp, An-30B được trang bị hệ thống trinh sát khá tối tân.

Ngoài ra, máy bay được cấu hình mang trang bị tình báo MRC-411 bao gồm cảm biến tình báo quang điện ELINT, radar khẩu độ tổng hợp SAR và trang bị tình báo tín hiệu và liên lạc.

Nguyen nhan My, Ukraine dung An-30B bay tren lanh tho Nga
Hệ thống trinh sát được gắn trên phần mũi chiếc An-30B.

Gói trang bị trên An-30B cho nó khả năng chặn tín hiệu phát ra từ hệ thống radar, máy bay, thiết bị vô tuyến, điện thoại di động...qua đo nghe lén được thông tin đối phó liên lạc qua thiết bị thông tin/điện thoại di động, biết được đối phương đang làm gì, âm mưu gì...

Thiết bị cảm biến và camera quang điện tử trên máy bay cho phép tạo ra bức ảnh lớn trên mặt đất để nhận diện và xác định vị trí quân địch, ngay cả khi chúng được ngụy trang.

Với trang bị tối tân này, đây có thể là lý do khiến Mỹ và Ukraine quyết định dùng An-30B cho chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, mọi động thái của máy bay đều được chuyên gia Nga bay cùng giám sát chặt chẽ.

Hiệp ước Bầu trời Mở ký năm 1992 giữa Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Âu, có hiệu lực từ năm 2002 nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự.

Theo hiệp ước này, 34 quốc gia thành viên được quyền tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm