Nhân cơ hội, Mỹ sẽ triển khai PAC-3 SME để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ S-400
Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức lên tiếng yêu cầu Mỹ tái triển khai hệ thống Patriot để bảo vệ họ trước đòn tấn công của liên quân Nga-Syria. Giới quan sát cho rằng, Washington có thể nhân cơ hội để triển khai phiên bản PAC-3 SME mới nhất tới đây để thuyết phục Ankara từ bỏ hệ thống S-400.
Hết kiên nhẫn với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đưa tên lửa phòng không tới Syria: S-400 sẽ được gọi tên? / Hệ thống tác chiến điện tử Koral của Thổ Nhĩ Kỳ khiến S-400 Nga tê liệt?
Thổ Nhĩ Kỳ từng lên tiếng yêu cầu Mỹ bán hệ thống phòng thủ Patriot cho họ, tuy nhiên vì muốn Ankara tiếp tục lệ thuộc vào lưới lửa phòng thủ NATO nên Mỹ đã thẳng thừng từ chối.
Sau đó Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chạy đến Nga để mua S-400, lúc này Mỹ bừng tỉnh và lại ép Ankara phải từ bỏ thương vụ với Nga, đổi lại họ sẵn sàng cung cấp phiên bản Patriot mới nhất.
Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ lập trường sẽ mua S-400 và hiện nay họ đã trang bị những tổ hợp đầu tiên với 120 đạn đánh chặn.
Tổng thống Erdogan cho biết, Ankara đã mua hệ thống tên lửa S-400 và thương vụ này đã kết thúc, tuy nhiên nếu Mỹ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn mua hệ thống tên lửa Patriot.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ quan điểm nếu Ankara mua S-400 họ sẽ không cung cấp cả F-35 lẫn Patriot.
Hiện nay cục diện chiến trường Syria thay đổi, Thổ Nhĩ Kỳ được cho là cũng không hài lòng với Nga trong thương vụ S-400, vì vậy họ đang có động thái xuống nước bước đầu với Mỹ.
Với việc yêu cầu Mỹ tái triển khai Patriot bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ trước liên quân Nga-Syria, rất có thể Mỹ sẽ nhân cơ hội để đem phiên bản mới nhất của Patriot thị uy để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy S-400.
Giới quan sát nhận định, nếu đặt quan điểm mua, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua phiên bản PAC-3 SME. Đây là phiên bản mạnh nhất của hệ thống đánh chặn Patriot do Mỹ sản xuất.
Năng lực tác chiến của hệ thống này được sánh ngang với hệ thống phòng thủ S-400. Trong trường hợp nếu Mỹ chấp thuận bán hệ thống này cho Thổ Nhĩ Kỳ, rất có thể Ankara sẽ xem xét lại thỏa thuận mua S-400 với Nga.
Saudi Arabia là nước đầu tiên đã thành công trong việc đàm phán với Mỹ để mua hệ thống đánh chặn PAC-3 MSE, đây là phiên bản mạnh nhất trong gia đình tên lửa phòng không Patriot.
Trước đó Washington không đồng ý xuất khẩu phiên này, họ chỉ cho xuất bản hệ thống Patriot sau khi rút bớt tính năng.
Sau khi Saudi Arabia đe dọa sẽ mua hệ thống S-400 từ Nga, Mỹ đã phải xuống nước chấp thuận.
So với năng lực chiến đấu, phiên bản mới nhất của Patriot vượt trội so với phiên bản thường xuất khẩu trước đây.
Thậm chí tính năng của nó còn được đánh giá tiệm cận với hệ thống THAAD, tức ngang bằng với S-400 của Nga.
PAC-3 MSE sử dụng đạn tên lửa nhiên liệu rắn giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, dễ bảo trì.
Đặc biệt PAC-3 SME tiêu diệt mục tiêu bằng phương thức va chạm động năng thay vì thuốc nổ.
Điều này cho thấy PAC-3 MSE có độ chính xác gần như tuyệt đối.
Việc sử dụng phương thức tiêu diệt mục tiêu bằng động năng giúp cho mỗi hệ thống Patriot mới có thể mang theo 16 đạn, gấp 4 lần cơ số đạn các hệ thống đánh chặn mạnh nhất hiện nay của Nga như S-300, S-400.
Trước đây Mỹ từng để ngỏ khả năng bán hệ thống này cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu họ từ bỏ thương vụ S-400. Tuy nhiên cuối cùng Ankara vẫn cương quyết theo đuổi thương vụ S-400. Điều này khiến Mỹ giận dữ ngừng chuyển giao F-35.
Sau khi bàn giao lô S-400 đầu tiên, Moscow có dấu hiệu chững lại trong việc bàn giao các hệ thống kế tiếp. Lô cuối cùng có thể phải tới năm 2020 Thổ Nhĩ Kỳ mới nhận được. Điều này khiến Ankara không hài lòng.
Việc Ankara đang có dấu hiệu muốn làm hòa với Mỹ, từ đó họ vừa có các hệ thống phòng thủ cực mạnh, vừa có thể tiếp tục mua tiêm kích F-35.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo